Sự kiện - chuyên đề:

Trà Bồng, Quảng Ngãi: Bản án dân sự có vi phạm?

Có thể nói, bản án sơ thẩm, phúc thẩm là chưa khách quan, không đúng quy định pháp luật, vi phạm Bộ luật Tố tụng dân sự, không đảm bảo quyền lợi hợp pháp và công bằng cho hộ gia đình bà Từ Thị Côi (trú tại Khu dân cư 10, thị trấn Trà Xuân, huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi).

Bản di chúc, GCNQSDĐ hộ bà Từ Thị Côi đúng pháp luật và những “ấm ức” của bị đơn.

Giấy CNQSDĐ hộ gia đình bà Côi với diện tích 4.402 m2.

Diện tích đất 4.402 m2, thửa đất số 296, 1504, 1517, 775, 776, tờ bản đồ số 06 được UBND huyện Trà Bồng cấp GCNQSDĐ ngày 2/3/2006 cho bà Từ Thị Côi, đất do bà Phạm Thị Xuân – mẹ bà Côi lập di chúc giao toàn bộ diện tích đất cho bà Côi toàn quyền sử dụng, có nhân chứng Nguyễn Công Huẩn, Từ Văn Bình cùng các con, cháu ký, được lập di chúc ngày 26/01/2005. Biên bản làm việc ngày 8/06/2005 gồm các ông Nguyễn Văn Lâm – Phó Chủ tịch UBND thị trấn Trà Xuân, ông Ngô Đình Tập – cán bộ Tư pháp. Qua xác minh và làm việc với hai nhân chứng, chúng tôi xác định hai chữ ký trên bản di chúc và biên bản làm việc là đúng của hai người làm chứng trên, được UBND thị trấn Trà Xuân ký, đóng dấu đúng pháp luật. Ngày 29/9/2010, Tòa án Nhân dân huyện Trà Bồng đưa vụ án dân sự sơ thẩm số 04/2010/DS-ST, V/v tranh chấp di sản thừa kế, chia quyền sử dụng đất cho bà Từ Thị Lại 596 m2, bà Từ Thị Quýt 600 m2, bà Từ Thị Côi 597 m2, chấp nhận khởi kiện của bà Từ Thị Lại yêu cầu chia thừa kế một phần di sản của bà Phạm Thị Xuân do bà Từ Thị Côi quản lý, bà Côi không đồng ý với bản án huyện Trà Bồng. Ngày 23/3/2011, Bản án số 16/2011/DSPT của Tòa án ND tỉnh Quảng Ngãi không chấp nhận nội dung đơn kháng cáo, giữ nguyên bản án dân sự sơ thẩm, Bản án số 16/2011/ DSPT cho rằng bản di chúc ngày 26/1/2005 của bà Phạm Thị Xuân không hợp pháp.

Theo trình bày của hộ gia đình bà Côi rất bức xúc và oan ức với 2 bản án khiến hộ gia đình bà Côi bị đơn không “tâm phục khẩu phục”, có những “ấm ức”. Mặc dù có những “khuất tất” không được hai cấp Tòa xem xét tới, nhưng vẫn chưa “đào tận gốc, chốc tận rễ” vấn đề. Vì thế hộ gia đình bà Côi chưa hoàn toàn nhất trí với kết luận của 2 phiên tòa. Bản án sơ thẩm, phúc thẩm là chưa khách quan, không đảm bảo quyền lợi hợp pháp và công bằng cho hộ gia đình bà Côi. Việc đánh giá chứng cứ của hai cấp tòa là không vô tư, thiên vị cho nguyên đơn, từ đó ra bản án không công bằng, không đúng với quy định của pháp luật, chứng cứ và đối chất giữa các đương sự với nhau. Tòa không triệu tập người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là UBND thị trấn Trà Xuân để làm rõ những chứng cứ, bản di chúc đã được xác nhận và tình tiết mâu thuẫn của vụ án. Hai cấp Tòa xét xử không có đại diện là Chi nhánh VPĐKĐĐ huyện Trà Bồng có mặt để đối chất làm sáng tỏ vụ án. Vậy hai cấp Tòa đã vi phạm Điểm b, Khoản 2, Điều 97, Điều 100 Bộ luật Tố tụng dân sự về việc thu thập tài liệu, chứng cứ và đối chất giữa các đương sự với nhau.

Tòa sơ thẩm, Tòa phúc thẩm không thực hiện đúng Điều 108 Bộ luật Tố tụng dân sự về việc đánh giá chứng cứ, không đánh giá từng chứng cứ và sự liên quan của các chứng cứ, giá trị chứng minh của từng chứng cứ. Cụ thể: Chứng cứ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất năm 2006 được UBND huyện Trà Bồng cấp cho hộ gia đình bà Côi ở đến nay, bà Lại, bà Quýt không hề khiếu nại, tranh chấp tại thời điểm cấp GCNQSDĐ. Trình tự thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đúng pháp luật, nhưng Tòa cấp sơ thẩm, phúc thẩm lại không xem xét. Mặt khác, chứng cứ quan trọng của gia đình hộ bà Côi: Bản di chúc, GCNQSDĐ, nhân chứng ông Huẩn, ông Bình không được xem xét. Như vậy, với chứng cứ như trên, Tòa sơ thẩm, phúc thẩm cũng bỏ qua vì chứng cứ này bất lợi cho bà Lại, bà Quýt. Việc đánh giá chứng cứ của Tòa sơ thẩm, phúc thẩm là không khách quan, không vô tư, thiên vị cho nguyên đơn, từ đó ra bản án không công bằng, không đúng với quy định của pháp luật, vi phạm Bộ luật Tố tụng dân sự.

Những chứng cứ quan trọng, quyết định việc giải quyết vụ án đúng pháp luật mà hai cấp Tòa không có biện pháp thu thập, xem nhẹ, bỏ qua những chứng cứ này mà lại xem xét những chứng cứ của bà Lại, bà Quýt. Việc đánh giá chứng cứ của hai cấp Tòa phiến diện, không bao quát nên hộ gia đình bà Côi không tâm phục và không đồng ý với hai bản án. Trong khi đó, bà Lại, bà Quýt không thể kê khai quyền quản lý sử dụng đất, không có một giấy tờ gì chứng minh là được quyền quản lý sử dụng đất hợp pháp mà lại yêu cầu được chia thừa kế nhưng vẫn được hai cấp Tòa sơ chấp nhận. Bản sơ thẩm số 04/2010/DS-ST huyện Trà Bồng ra Quyết định trưng cầu giám định chữ ký bà Xuân. Ngày 11/8/2010 Phòng Kỹ thuật hình sự Công an tỉnh Quảng Ngãi có Công văn số 548/PC54 khước từ giám định với lý do mẫu so sánh quá ít, không đủ cơ sở để giám định. Điều đáng nói là, Bản sơ thẩm số 04/2010/DS-ST huyện Trà Bồng, UBND huyện Trà Bồng cấp GCNQSDĐ cho hộ gia đình bà Từ Thị Côi 4.002 m2 đất là trái pháp luật, nhưng không chỉ ra đâu là trái pháp luật, theo điều nào, theo bộ luật nào đã quy định? Di chúc không hợp pháp, nhưng Tòa sơ thẩm cũng không nêu ra đâu là không hợp pháp theo luật nào quy định?

Tại Khoản 16, Điều 3, Luật Đất đai 2013 quy định như sau: “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất”.

Đề nghị Tòa án Nhân dân Cấp cao, Viện Kiểm sát Nhân dân Cấp cao xem xét lại hai bản án: (Bản án số 04, ngày 29/9/2010) và (Bản án phúc thẩm số 16, ngày 23/3/2011) của Tòa án Nhân dân tỉnh Quảng Ngãi để bảo đảm quyền lợi chính đáng cho hộ gia đình bà Côi.

Lê Hùng

 

07:39:20 10-10-2020

Có thể nói, bản án sơ thẩm, phúc thẩm là chưa khách quan, không đúng quy định pháp luật, vi phạm Bộ luật Tố tụng dân sự, không đảm bảo quyền lợi hợp pháp và công bằng cho hộ gia đình bà Từ Thị Côi (trú tại Khu dân cư 10, thị trấn Trà Xuân, […]

Đối tác của chúng tôi