Với thời gian dài học tập tại Trung Quốc và tích lũy kinh nghiệm thực tiễn với các đối tác nước ngoài, cùng quá trình công tác tại Cục Đối ngoại – Bộ Quốc phòng, nơi thường xuyên làm việc với các đối tác cấp cao và tổ chức nhà nước, ông Trần Bình Giảng đã hình thành nền tảng hiểu biết sâu sắc về ngoại giao, giáo dục và hợp tác quốc tế. Sau đó, khi chuyển sang lĩnh vực tư nhân, ông tiếp tục tham gia nhiều dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), đặc biệt là các dự án giáo dục xuyên biên giới. Chính những trải nghiệm đa chiều này đã trở thành cơ sở vững chắc để ông đồng hành sáng lập nên Global Cooperation (GC) – một doanh nghiệp hướng đến việc kết nối, đồng hành và kiến tạo giá trị bền vững trong lĩnh vực giáo dục quốc tế. Đặc biệt, lãnh đạo Công ty hiểu rất rõ môi trường học tập, nền giáo dục và văn hóa tương đồng của thành phố Nam Ninh đều rất phù hợp với mong muốn của nhiều bậc phụ huynh Việt Nam muốn cho con em đi du học tại Trung Quốc, là điểm đến lý tưởng cho du học hiện nay.
Trong những năm gần đây, Trung Quốc nổi lên là một nền kinh tế hàng đầu thế giới, đặc biệt là lĩnh vực về công nghệ, AI, Công nghệ hàng không, Drone… Theo Bloomberg, từ học kỳ mùa thu năm nay, các trường tiểu học và trung học ở Bắc Kinh sẽ có giáo án với ít nhất 8 giờ học AI mỗi năm. Học sinh từ 6 tuổi trở lên được dạy cách sử dụng chatbot và các công cụ trí tuệ nhân tạo, cũng như kiến thức chung về công nghệ và đạo đức AI..
“Với gần 20 năm làm việc với đối tác Trung Quốc, tôi đã tận mắt chứng kiến sự phát triển vượt bậc của quốc gia này – từ một nền kinh tế đang trỗi dậy trở thành trung tâm công nghệ hàng đầu thế giới. Từ AI, công nghệ hàng không, drone, tự động hóa đến những nền tảng như Tencent, DeepSeek,… Trung Quốc đã cho thấy một mô hình đào tạo, phát triển nguồn lực rất thực tiễn và hiệu quả. Chính từ trải nghiệm đó, tôi luôn ấp ủ mong muốn rằng các em học sinh, sinh viên Việt Nam cũng có cơ hội được tiếp cận môi trường học tập hiện đại, năng động như vậy – không chỉ là chuyến đi tham quan, mà thực sự trải nghiệm như một du học sinh bản địa. Đó là lý do chương trình Trại hè Công nghệ cao ra đời – với khát vọng góp phần xây dựng một thế hệ trẻ Việt Nam có tầm nhìn quốc tế, vững vàng trong tư duy công nghệ, và sẵn sàng bứt phá trong 5 – 10 năm tới.” – Ông Trần Bình Giảng chia sẻ.
Nằm trong chuỗi sự kiện văn hóa kỉ niệm 75 năm quan hệ ngoại giao giữa hai nước Việt Nam và Trung Quốc năm 2025, cùng đồng hành của trung tâm truyền thông đa phương tiện thành phố Nam Ninh, Chương trình trại hè Công nghệ cao thực sự là một chương trình mang nhiều dấu ấn đặc sắc đan xen giữa công nghệ và văn hóa. Chúng tôi đã có cuộc trao đổi nhanh với ông Trần Bình Giảng để hiểu rõ hơn về điều này.
Tôi cảm thấy sự nhiệt huyết và tự hào của ông khi kể về Chương trình trại hè Công nghệ cao. Ông có thể chia sẻ thêm cho các bậc phụ huynh thông tin chi tiết hơn về Trại hè này ?
Ông Trần Bình Giảng: Chúng tôi đã làm việc với Trường đại học dân tộc Quảng Tây – một trong những trường lớn và hiện đại nhất tỉnh Quảng Tây để cùng thảo luận và thống nhất chương trình. Đồng thời, chúng tôi cũng nhận được hỗ trợ nhiệt tình từ phía Công ty lữ hành FRSC trực thuộc Bộ Quốc phòng – đơn vị đảm bảo cho các chính khách và các cấp lãnh đạo của Việt Nam mỗi khi di chuyển công tác trong và ngoài nước. Chính vì vậy, trại hè Công nghệ cao được thiết kế phù hợp với đa dạng lứa tuổi các em học sinh, sinh viên. Đây là sự kết hợp giữa việc học tập trải nghiệm các công nghệ cao và văn hóa bản địa, đồng thời các em được thăm quan và tham gia tìm hiểu các nét văn hóa độc đáo của Trung Quốc: Văn hóa trà đạo, nghệ thuật cắt giấy, thư pháp, thái cực quyền…, cũng như làm quen và giao lưu văn hóa cùng với các học sinh bản địa tại đây.
Thưa ông, có nhất thiết phải biết nói tiếng Trung khi tham dự Trại hè không ?
Ông Trần Bình Giảng: Biết tiếng Trung là một lợi thế, nhưng nếu chưa biết thì đây cũng không phải là một điều cản trở lớn. Các em có thể giao tiếp một cách thoải mái bằng bất kì phương tiện nào và ngôn ngữ cơ thể…đưa các em trở về việc học ngôn ngữ một cách hoàn toàn tự nhiên, bản năng như cách các em học nói, học chào hỏi… rồi mới bắt đầu học bảng chữ cái, ghép chữ…. Do vậy, đây cũng là cơ hội để học và tiếp xúc sớm với môi trường đa ngôn ngữ một cách thuận lợi nhất. Bên cạnh đó, đội ngũ giáo viên giàu kinh nghiệm của nhà trường và các tình nguyện viên là học sinh Trung Quốc học tiếng Việt, phiên dịch viên của Hội Du học sinh Việt Nam tại Nam Ninh sẽ theo sát và giúp các em hòa nhập chương trình một cách trọn vẹn.
Ông có thể chia sẻ thêm về GC?
Ông Trần Bình Giảng: GC hoạt động chính trong lĩnh vực giáo dục. Đặc biệt, trong giai đoạn này chúng tôi sẽ tập trung cho chương trình Trại hè công nghệ cao. Sau đó là kế hoạch phát triển các khoá học về AI, phổ cập về công nghệ được ứng dụng thực tế giúp nâng cao chất lượng giảng dạy của đội ngũ giáo viên. Điều đó giúp các em học sinh, sinh viên tiếp xúc sớm với công nghệ, nâng cao chất lượng học tập và giúp các em có thể đào sâu, tìm hiểu cặn kẽ về các vấn đề liên quan. Ngoài ra, các mảng tư vấn về hợp tác đầu tư giữa các doanh nghiệp hai nước ở nhiều mảng như: Công nghệ, dịch vụ, F&B… cũng sẽ được chúng tôi triển khai trong thời gian tới.
Và điều tôi tự hào nhất ở GC là Chủ tịch cùng đội ngũ Ban lãnh đạo luôn đồng hành và thống nhất sẽ chia sẻ mọi thông tin một cách cởi mở, hỗ trợ và giúp đỡ lẫn nhau trong công việc. Mỗi sáng, chúng tôi thường ngồi uống trà và trao đổi kinh nghiệm để tìm ra giải pháp cho các vấn đề nhằm phát triển GC tốt hơn mỗi ngày. Đây là kim chỉ nam trong định hướng kinh doanh và phát triển con người trong doanh nghiệp của chúng tôi.
Cám ơn ông Trần Bình Giảng. Chúc ông cùng đội ngũ lãnh đạo giữ vững tinh thần khởi nghiệp và chúc GC ngày một phát triển.
Công ty Cổ phần Dịch vụ và Đầu tư Global Cooperation
Địa chỉ: số 19-21 Vũ Trọng Phụng, Thanh Xuân, Hà Nội
Hotline: 0565.7777.00
Website: Global-camp.com
Duy Anh
(Theo Tạp chí in VHDNVN tháng 5/2025)
VHDN: Với hơn 10 năm học tập tại Trung Quốc và gần 20 năm làm việc cùng các đối tác nước ngoài, ông Trần Bình Giảng, Cử nhân Ngoại thương, Thạc sĩ Quản lý hành chính công tại nước bạn và hiện là Giám đốc Đối ngoại Công ty Global Cooperation, luôn đau đáu về […]