Sự kiện - chuyên đề:

Bộ đội nhà phật

VHDN: Ông Phạm Văn Trà vẫn đi lại thăm hỏi những người thuộc cấp mà ông có tình cảm gắn bó, giúp đỡ họ bằng đồng lương của mình. Dường như về hưu, ông còn bận hơn lúc tại chức. Trước đây, ông bị gút, từ lúc tham gia vào công việc xã hội thì thấy ông khỏe ra, thanh thản, khí sắc tốt hơn trước rất nhiều. Ông bảo, không phải tịnh độ ở đâu, ông tự “tịnh” lấy bản thân bằng phương pháp thiền của thiền phái Trúc Lâm Tam Tổ…

                                           

Đại tướng Phạm Văn Trà – nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng

    

Phác thảo đôi nét chân dung một vị tướng

Vào một buổi chiều đầu xuân, trời đang mưa nặng hạt, bỗng hửng nắng. Tôi cùng mấy người bạn hẹn nhau tới khu nhà khách Bộ Quốc phòng ở 266 Thụy Khê, thăm Đại tướng Phạm Văn trà, nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Ông đang nghỉ tại phòng khách rộng chừng 40 m2 được ngăn làm hai phòng nhỏ. Một phòng làm phỏng ngủ khoảng 2o m2, còn một phòng làm nơi tiếp khách được kê bộ ghế salon đã cũ. Mấy anh em rất ngạc nhiên vì nơi ở của một vị tướng thật đơn giản, khiêm nhường. Những năm trước đây cũng như bây giờ, ông vẫn tự chăm sóc mình, quần áo tự giặt lấy, tự nấu nước pha trà mời khách.

Nhìn thấy ông vẫn khỏe mạnh, rất thông tuệ, nhanh nhẹn làm những Trung tướng Tư lệnh Quân khu Ba, trên đường dẽ về nhà ông ở huyện Quế Võ, Băc Ninh, đi qua phà Hồ, ông xuống xe mua 10 bắp ngô, ông chía cho 4 người trên xe mỗi người hai bắp để ăn cho đỡ đói, còn thừa hai bắp ông quay sang bảo tôi – ông dành lại mang về cho khỉ. Về đến nhà, ông ra chợ mua thịt, rau. Tối hôm ấy ông tự tay xách nước giếng về, trực tiếp nấu ăn mời cơm cấp dưới. Ông là người rất yêu thiên nhiên và động vật. Hồi ấy Bộ tư lệnh Quân khu Ba đóng quân trên khu đồi cao và rộng, thuộc quận Kiến An ngày nay, Ông giao cho Tác chiến thông báo quy định bảo vệ môi trường và các loài động vật nơi đóng quân.Vì vậy, rừng cây được bảo tồn nghiêm ngặt, cây cối xanh tốt, nhiều chim muông, và một số loài động vật vẫn được bảo vệ, chồn, sóc, chim, trăn, khỉ… và những đàn có trắng hàng ngày vẫn bay về trú ngụ.

Một lần khác vào đầu những năm 90 thế kỉ trước, ở huyện Cẩm Bình, tỉnh Hải Hưng có hai thôn do việc chia ruộng cho bà con trong hai hợp tác xã không hợp lý, đã xảy ra mâu thuẫn rất nặng nề kéo dài nhiều ngày chưa giải quyết được. Tỉnh Hải Hưng đề nghị Bộ tư lệnh Quân khu Ba tăng cường quân đội xuống hỗ trợ. Ông nói với Bí thư tỉnh ủy – quân đội sẽ xuống phối hợp với các cấp chính quyền để tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện đường lối chính sách và thực hiện nghiêm luật pháp quy định, chứ tuyệt đối không ai được mang theo vũ khí trang bị. Chiều hôm ấy, cơ sở báo về tình hình rất phức tạp, có nhiều biểu hiện cực đoan xảy ra. Ông nói với Đồng chí Bí thư tỉnh ủy  là Ông sẽ xuống kiểm tra thực tế. Nói rồi, Ông cùng lái xe và tôi xuống thôn Bằng Dã, huyện Cẩm Bình. Mọi người đều khuyên can là tình hình an ninh phức tạp Ông không lên đi. Ông chỉ nói mình là bộ đội của dân, xuống với dân, nghe dân nói thì có sao? Lúc ấy tầm 15 giờ chiều, vậy là tôi và Ông cùng đồng chí lái xe xuống cơ sở. Chừng 40 phút sau chúng tôi đã có mặt tại thôn Bằng Dã, tình hình yên tĩnh, cũng có vài ba nơi bà con tụ tập đông người nhưng trật tự và được bà con đón vào nhà, mời uống nước chè xanh, ăn khoai lang rất thơm và ngon. Ông bí thư Chi bộ đến trình bày và nghe bà con nói xong, là vị tướng từng trải Ông hiểu rõ hết, đây chỉ là mâu thuẫn nội bộ của bà con, vì quyền lợi của họ khi chưa được làm rõ thì họ không đồng tình cách giải quyết của chính quyền. Ông giải thích cho bà con bình tĩnh, không nghe ai kích động và nói rõ là sẽ về bàn với lãnh đạo tỉnh để có cách giải quyết tốt nhất. Bà con rất tin tưởng và phấn khởi… Sau này khi lên làm Bộ trưởng Quốc phòng, đi thăm các vùng biển, Ông rất quan tâm đến những người ngư phủ. Những ngôi mộ gió… là nỗi lòng của người dân. Ông trao đổi với lực lượng Hải quân, Cảnh sát biển, các lực lượng tuần tra trên biển phải sẵn sàng ứng cứu, bảo vệ, hỗ trợ người dân bám biển, giúp bà con làm kinh tế.

Chỉ huy đánh giặc thì mưu trí, dũng cảm và gan dạ, lập nhiều chiến công xuất sắc, được tuyên dương anh hùng LLVT nhân dân, còn đời thường Ông sống đạm bạc, dản dị, khiêm nhường và rất tình nghĩa lên được nhân dân những nơi Ông đã đóng quân cũng như những nơi Ông tiếp xúc và cán bộ, chiến sĩ toàn quân rất kính trọng.

Xây dựng, phát triển Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, tín ngưỡng, Phật bản địa’

Đại tướng Phạm Văn Trà hiểu rất sâu sắc về Tôn giáo, đặc biệt về Phật giáo hiện nay. Nhận thấy ngôi chùa nhỏ ở làng quê từ xa xưa tới nay, không chỉ là nơi dạy chữ, dạy làm người, mà còn là nơi các môn phái dạy cả võ nghệ. Ông nói cái khác biệt cơ bản giữa Phật giáo bản địa Việt Nam với các nơi khác là ở chỗ khi Quốc gia hữu sự, thì những nhà sư sẵn sàng làm lễ hoàn tục để tham gia kháng chiến. Nước còn, thì đạo mới còn, Đạo với Đời gắn bó hòa quyện.

Cởi áo cà sa khoác chiến bào / Tuốt gươm, bồng súng diệt binh đao

Ra đi quyết rửa thù cứu nước / Vì nghĩa quên thân hiến máu đào”               

Ông tự hào Với lòng thành tâm hướng Phật, Ông đã đi vận động xây dựng được sáu ngôi chùa hoàn chỉnh theo phái Thiền viện Trúc Lâm ở 6 tỉnh như: Thiền viện Phú Quốc 5ha, thiền viện Cần Thơ 3,9ha, thiền viện Trà Vinh 9ha, thiền viện Hậu Giang 6ha, thiền viện Bạc Liêu 18ha, thiền viện Tiền Giang 48ha. Ở Vĩnh Long có thiền viện cũ, dự định sẽ xây tiếp thiền viện ở Bến Tre. Bốn thiền viện Ông còn xây dang dở là: Đồng Tháp 9ha, Cà Mau 9ha, An Giang 18ha, Bạc Liêu thêm một Thiền viện nữa 5,9ha, cố gắng làm mỗi tỉnh một Thiền viện… đúng với tinh thần tín ngưỡng Phật giáo ( tôn giáo ) bản địa phải xuyên suốt trong đời sống tâm linh của nhân dân.

Ông kể tiếp, hồi nhỏ lúc còn đi học ở trong chùa, ông đã tiết kiệm từng đồng tiền nhỏ, là người yêu nước, yêu Tổ quốc, chiến đấu không ngừng cho Tổ quốc Việt Nam. “Uống nước nhớ nguồn”, ông đã tích cóp tiền lương của riêng ông để hoàn thiện ngôi chùa ở quê nhà Bắc Ninh, ở phía Tây nam của dãy núi Yên Tử. Câu chuyện nhỏ ấy, không ngờ có một lần Thủ tướng Võ Văn Kiệt đến thăm Ông khi ở Bộ Quốc phòng đã để tâm. Thủ tướng nói như giao nhiệm vụ, cho phép tôi đi xây chùa mang tư tưởng của thiền phái Trúc Lâm Yên Tử. Vì cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông của triều đại Nhà Trần thế kỷ XIII đã là cuộc kháng chiến thần thánh, nó đã tạo ra tiền lệ để các nước phương Tây bị xâm lược có bài học kinh nghiệm đánh đuổi ngoại xâm, giải phóng châu Âu và châu Á.

Lịch sử nước nhà đang hiển hiện, Đức vua Trần Nhân Tông là Phật Hoàng! “Ngài có một cuộc đời thật sự anh hùng và đạo đức. Trong toàn lịch sử nhân loại, chỉ có một vài lãnh đạo đất nước đã từ bỏ quyền lực và giàu sang để làm gương về sống giản dị và dân dã cùng với nơi thanh bình hương đồng, gió núi. Một sự hy sinh không chút vị kỷ đối với đất nước. Vua Trần Nhân Tông đã:

Để lại sau lưng những cung điện vàng son / Những ngọc ngà châu báu

Những cung tần mỹ nữ / Ta đến với rừng thiêng Yên Tử / Gió trăng ơi xin hãy đón ta về

Tư tưởng Nhà Trần đã giúp cho sức mạnh dân tộc Việt Nam thế kỷ XIII, tạo nên một nét văn hóa đẹp cho nhân loại. Đến thế kỷ XX, cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam cũng được gọi là cuộc kháng chiến thần thánh. Khối đại đoàn kết dân tộc là như thế. Chiến đấu vì Tổ quốc! Vì sự trường tồn của dân tộc.

Ông Phạm Văn Trà vẫn đi lại thăm hỏi những người thuộc cấp mà ông có tình cảm gắn bó, giúp đỡ họ tư duy trong làm kinh tế thị trường và bằng đồng lương của mình. Dường như về hưu, ông còn bận hơn lúc tại chức. Trước đây, ông bị gút, từ lúc tham gia vào công việc xã hội thì thấy ông khỏe ra, thanh thản, khí sắc tốt hơn trước rất nhiều. Ông bảo, không phải tịnh độ ở đâu, ông tự “tịnh” lấy bản thân, bằng phương pháp thiền của thiền phái Trúc Lâm Tam Tổ…

 Trần Minh

Chia sẻ
22:10:35 10-03-2019

VHDN: Ông Phạm Văn Trà vẫn đi lại thăm hỏi những người thuộc cấp mà ông có tình cảm gắn bó, giúp đỡ họ bằng đồng lương của mình. Dường như về hưu, ông còn bận hơn lúc tại chức. Trước đây, ông bị gút, từ lúc tham gia vào công việc xã hội thì […]

Chia sẻ

Đối tác của chúng tôi