Ảnh minh họa nguồn internet
Nội dung đơn: vợ chồng ông Nguyễn Công Chính và bà Nguyễn Thị Tuyển, ở khu làng nghề thị trấn Nga Sơn – huyện Nga Sơn mượn 2 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (CNQSDĐ) của bà Nam, để thế chấp vay vốn ngân hàng phục vụ sản xuất, kinh doanh với thời hạn 1 năm, nhưng đến nay đã hơn 5 năm vẫn không trả.
Khi làm việc với Ngân hàng Bưu Điện Liên Việt chi nhánh Thanh Hóa, tổ PV chúng tôi được ông Dũng – Giám đốc trả lời và đưa ra 1 bản Hợp đồng Thế chấp Quyền sử dụng đất của bên thứ ba (Hợp đồng bảo lãnh) 7 trang. Hợp đồng này bà Nam đã ký ngày 17 tháng 7 năm 2012, có hiệu lực là 5 năm, từ 21/05/2012 đến 21/05/2017.
Có một vấn đề khó hiểu, đó là: Vì sao giấy mượn sổ đỏ của ông Chính, bà Tuyển với bà Nam thời hạn có 1 năm, vậy Ngân hàng căn cứ vào đâu để cho ông Chính vay trong thời hạn 5 năm, và hợp đồng ký ngày 17/07/2012 nhưng lại tính thời hạn vay từ 21/05/2012 đến 21/05/2017.
Trong lần làm thủ tục vay vốn đầu tiên, bà Nam đã cùng đến Ngân hàng để ký vào bản hợp đồng vay vốn. Khi bà lên Ngân hàng thì được nhân viên Ngân hàng đưa cho bà một tập giấy in chữ nhỏ và bảo ký. Bà Nam chỉ mới học hết lớp 2 cách đây đã gần 60 năm, lúc này không còn nhớ gì, không nhận được mặt chữ. Cán bộ Ngân hàng cũng không đọc lại cho bà nghe. Tin Ngân hàng là một cơ quan nhà nước, nên bà Nam đã kí theo yêu cầu cán bộ ngân hàng. “Không hiều vì sao từ năm 2013 đến nay, tôi không đồng ý đảo sổ và cũng không ký tá gì, nhưng Ngân hàng vẫn tìm cách để tiếp tục cho vợ chồng ông Chính, bà Tuyển vay với số tiền lớn hàng tỷ đồng”, bà Nam cho biết.
Khi chúng tôi làm việc với vợ chồng ông Chính, bà Tuyển, hai ông bà đều nói: Mỗi lần vay, cán bộ ngân hàng gợi ý tặng quà và nhận tiền bồi dưỡng từ 25 đến 30 triệu đồng.
Nguyên nhân chính dẫn đến vụ việc với người vợ liệt sỹ, bà Hỏa Thị Nam, là do vợ chồng ông Chính, bà Tuyển và Ngân hàng Bưu Điện Liên Việt chi nhánh Thanh Hóa?
Tương tự vụ việc trên, gia đình bà Trần Thị Sắc, chồng là Mai Thanh Sơn ở xóm 6 – Nga An – Nga Sơn, cũng có đơn tố cáo ông Chính, bà Tuyển về vấn đề mượn giấy CNQSDĐ, để thế chấp vay vốn tại Ngân hàng Bưu Điện Liên Việt chi nhánh Thanh Hóa. Ông Chính bà Tuyển cũng viết giấy mượn thời gian 6 tháng, nhưng đến nay đã hơn 5 năm không trả. Không những không trả giấy CNQSDĐ cho bà Sắc, mà ngày 2/1/2016, ông Chính và bà Tuyển còn lừa tiếp vợ chồng bà Sắc là: “Anh chị cố gắng chạy vay cho vợ chồng tôi 55.000.000đ (năm lăm triệu đồng). Có tiền thì chỉ sau 7 ngày là vợ chồng tôi lấy lại được giấy CNQSDĐ và tiền để hoàn trả lại cho anh chị”. Nhưng 7 ngày trôi qua và cho đến nay đã gần 2 năm nhưng ông Chính và bà Tuyển vẫn biệt vô âm tín.
Sự việc xảy ra với những gia đình nông dân ở Nga Sơn như đã nêu trên chúng tôi thấy đã đến lúc các cơ quan chức năng ở tỉnh Thanh Hóa cần vào cuộc làm sáng tỏ minh bạch những vấn đề sau đây:
1, Ông Chính, bà Tuyển phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc lợi dụng tín nhiệm, mượn và sử dụng trái phép giấy CNQSDĐ.
2, Vì sao giấy CNQSDĐ của các gia đình cho ông Chính mượn thời hạn chỉ có 6 tháng và 1 năm. Vậy căn cứ vào đâu mà Ngân hàng cho vay và đáo hạn tràn ra nhiều năm liền?
3, Đề nghị xem xét lại toàn bộ hồ sơ vay vốn và giám định các chữ ký vì 2 gia đình cho rằng, trong hồ sơ có nhiều chữ ký không phải chữ ký của họ.
Chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi vụ việc này và thông tin đến bạn đọc trong những bài tiếp theo: có hay không Ngân hàng Bưu Điện Liên Việt móc ngoặc với doanh nghiệp lừa gia đình chính sách trong việc vay vốn quá mờ ám nêu trên ?
Tổ PV Văn phòng Thanh Hóa-Ninh Bình
VHDN: Nhiều năm qua, gia đình bà Hỏa Thị Nam, 65 tuổi, vợ liệt sỹ Hỏa Thanh Bình, ở xóm 1 – xã Nga Nhân – Nga Sơn – Thanh Hóa, gửi đơn khiếu kiện đến nhiều cơ quan chức năng ở huyện Nga Sơn và tỉnh Thanh Hóa, nhưng chưa giải quyết được. Ảnh […]