Sự kiện - chuyên đề:

Công ty cổ phần công nghệ hóa sinh Việt Nam – Phát triển vì sự bền vững của nghành nuôi tôm

VHDN: Ngành nuôi tôm Việt Nam hiện nay đang phải đối mặt với thách thức lớn để gia tăng năng suất mà vẫn duy trì tính bền vững. Trong gần hai thập kỷ vừa qua, các đợt bùng dịch bệnh đã gây thiệt hại nặng nề lên bà con nuôi tôm. Cùng với đó là nhu cầu nuôi trồng thủy sản an toàn bền vững cũng như áp lực từ các nhà nhập khẩu châu Âu, Mỹ, Nhật Bản… đối với chất lượng con tôm, đã và đang thay đổi phương thức nuôi tôm kháng sinh trước đây. Trong tình cảnh đó, chế phẩm sinh học-Probiotic nổi lên là giải pháp cho vấn đề này.

Probiotic – Hướng đi đúng đắn cho ngành nuôi tôm thẻ chân trắng

Việt Nam nằm trong nhóm 6 nước nuôi tôm thẻ chân trắng hàng đầu thế giới, bao gồm: Việt Nam, Ấn Độ, Thái Lan, Trung Quốc, Indonesia, Ecuador. Trong 6 nước, Trung Quốc và Việt Nam là 2 nước áp dụng kỹ thuật nuôi siêu thâm canh với mật độ trung bình là 220-300 con/m2, Thái Lan và Indonesia nuôi 70-130 con/m2, Ấn Độ 60 con/m2 (mật độ tối đa được quy định), Ecuador nuôi trung bình 20 con/m2. Năng suất trung bình của người nuôi tôm Việt Nam chỉ đạt khoảng 1.5-2 tấn/ha, chỉ bằng ½  năng suất nuôi tôm của nông dân Ấn Độ, Thái Lan. Hơn hết với mật độ nuôi cao hơn hẳn các nước khác, tiềm ẩn nguy cơ bùng phát dịch bệnh nguy cơ lớn. Từ đó dẫn đến việc sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm ngày một nhiều, chi phí nuôi tăng cao lại càng hẹp cơ hội xuất khẩu.


Thực trạng sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm thẻ chân trắng ở Việt Nam.

Ngày nay, qua nhiều giải pháp, người nuôi tôm đã chấp nhận rõ rằng chỉ có thể đối mặt với những thách thức này thông qua việc phát triển các phương thức quản lý tốt hơn cùng với các cải tiến kỹ thuật, kỹ thuật dinh dưỡng. Trong số các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế cho ngành tôm, giải pháp dựa vào dinh dưỡng và quản lý sức khỏe đường ruột có thể đóng một vai trò quan trọng.

Ứng dụng của chế phẩm sinh học trong nuôi trồng thủy sản đã được được phát triển và trở thành giải pháp hữu hiệu nhất. Hiện nay trên thực tế các loại chế phẩm Probiotics đa enzyme đang được áp dụng rộng rãi trong nuôi tôm công nghiệp như một công cụ bổ sung để quản lý dịch bệnh. Sự phát triển này chủ yếu được thúc đẩy bởi thực tế và các phương pháp tiếp cận thực nghiệm trong nuôi tôm; tuy nhiên, các nghiên cứu chuyên sâu cụ thể liên quan đến các tác dụng sinh học và cơ chế hoạt động của chế phẩm sinh học trên động vật giáp xác ngày càng tăng tầm quan trọng.

Lựa chọn vi sinh vật hữu ích đặc hiệu sẽ giúp tăng sinh nhanh chóng trong đường ruột cũng như trong môi trường nước đóng vai trò then chốt trong việc ứng dụng thành công probiotic trong nuôi trồng thủy sản

Vi khuẩn hữu ích Gram dươngVi khuẩn hữu ích Gram âm
BacillusParacoccus
LactobacillusThiobacillus
EnterococcusNitrobacter
PediococcusNitrosomonas
CarnobacteriumPhotorhodobacterium
LactococcusAeromonas
BifidobacteriumVibrio
Streptococcus

Các chủng vi sinh vật hữu ích được ứng dụng trong nuôi trồng thủy sản hiện nay.

Giải pháp dinh dưỡng mà Probiotic mang lại cho tôm

Đường ruột của tôm rất ngắn, gồm có miệng nằm gần các chân hàm, dẫn thức ăn vào khoang dạ dày, nằm ngay sau não bên trong vỏ giáp và chiếm một thể tích lớn bên trong vỏ giáp. Chính vì vậy khi bên trong đường ruột chứa một hệ vi sinh vật hoàn hảo đóng vai trò then chốt cho sự tăng trưởng và sức khỏe của tôm. Các lợi khuẩn đường ruột.

Những lợi ích mà Probiotic mang lại cho tôm nuôi:

  • Cạnh tranh loại trừ mầm bệnh: Bám và chiếm chỗ màng nhầy của đường ruột, thiệt lập cơ chế phòng vệ bằng cách chiếm chỗ ở (vị trí bám) và cạnh tranh dinh dưỡng của vi khuẩn gây bệnh.
  • Thay đổi điều kiện, môi trường bên trong đường ruột: Khi vào trong đường ruột tôm, các probiotic này kích thích sản sinh các acid béo dễ bay hơi và lactate dẫn đến làm giảm pH đường ruột, vì thế làm môi trường sống của vi khuẩn gây hại bất lợi.
  • Sản sinh các hợp chất khống chế mầm bệnh: Các chủng vi sinh hữu ích có cơ chế kháng khuẩn chống lại mầm bệnh bằng cách tự sản xuất ra lactoferrin (loại protein có khả năng kháng lại một số vi khuẩn gram âm, gram dương và virus, đồng thời thúc đẩy sự phát triển của các lợi khuẩn khác), bacteriocins (loại protein chỉ có thể được sản sinh bởi các lợi khuẩn lactic, đây được coi như là một loại kháng sinh tự nhiên)…
  • Điều chỉnh, đáp ứng miễn dịch đường ruột: Hệ miễn dịch không đặc hiệu của tôm nói riêng và động vật thủy sản nói chung có thể được kích hoạt dưới sự tác động của probiotics. Các chất tăng cường miễn dịch khác nhau được sản sinh tùy thuộc vào chủng lợi khuẩn được bổ sung vào thức ăn của tôm, cá.

Ứng dụng Probiotic trong việc quản lý môi trường ao nuôi

Ở Việt Nam, ngành nuôi tôm công nghiệp, tôm giống được thả với mật độ rất cao. Chính thói quen này khiến cho lượng chất thải, khí độc, tảo, vi khuẩn gây hại cho tôm… có điều kiện phát triển. Trong môi trường nuôi trồng thủy sản luôn tồn tại các mầm bệnh tiềm tàng, phát triển độc lập với sự phát triển của vật chủ. Điều kiện sống thực tế ở ao nuôi, ảnh hưởng rất lớn tới điều kiện phát triển của hệ vi sinh vật. Lượng thức ăn dư thừa và chất thải phân tôm trong quá trình nuôi gây nên tình trạng thiếu oxy hòa tan, tạo điều kiện thuận lợi cho sự hình thành và phát triển của khí độc, tảo gây hại cho tôm.

Hàm lượng NH3 và NO2 tích lũy vượt quá giới hạn trong nước và nền đất đáy ao chính là nguyên nhân chính làm suy giảm chất lượng ao nuôi. Hàm lượng khí độc gia tăng cũng thay đổi thành phần vi sinh vật trong ao. Các vi sinh vật có lợi sẽ bị hạn chế, trong khi vi khuẩn gây bệnh như Vibrio, Salmonella,… lại gia tăng mật độ nhanh chóng. Chính vì vậy, bà con cần có những giải pháp để giảm thiểu tác động của hoạt động nuôi trồng thủy sản đến môi trường ao nuôi cũng như điều kiện khí hậu.

Việc ứng dụng các loại chế phẩm sinh học – Probiotic, đa enzyme có khả năng điều chỉnh sinh học trong ao nuôi. Việc bổ sung các loại chế phẩm sinh học này vào môi trường nước, phát triển bền vững mà còn mang lại những khía cạnh tích cực khác như gia tăng năng suất, gia tăng tỷ lệ sống, giảm thiểu mầm bệnh trong môi trường nước và cải thiện tốt hơn hệ số thức ăn.

Công ty cổ phần Công nghệ Hóa sinh Việt Nam phát triển vì sự bền vững của ngành nuôi trồng thủy sản

Bước chân vào lĩnh vực kinh doanh thuốc thú y thủy sản từ năm 2004, Công ty cổ phần Công nghệ Hóa sinh Việt Nam (BCC) là một trong những đơn vị tiên phong cung cấp bộ sản phẩm chế phẩm sinh học ứng dụng trong nuôi trồng thuỷ sản. Năm 2012, bằng sự đột phá trong công nghệ và sản xuất, BCC đã đưa ra thị trường bộ chế phẩm sinh học đáp ứng đầy đủ cho một quy trình nuôi tôm công nghiệp không sử dụng chất kháng sinh và các hóa chất diệt khuẩn độc hại mà vẫn đạt năng suất, chất lượng và đảm bảo môi trường bền vững; đó chính là: chế phẩm probiotic – đa enzyme, chế phẩm prebiotic (betaglucan tăng cường hệ thống miễn dịch tự nhiên), sản phẩm dinh dưỡng giàu đạm và vitamin, chiết xuất thảo dược phòng trị bệnh. BCC tự hào là một trong những doanh nghiệp tiên phong tạo dựng và phát triển ngành tôm Việt Nam theo hướng “sạch và bền vững”.

Công ty cổ phần Công nghệ Hóa sinh Việt Nam thăm hỏi, tặng quà đại lý kinh doanh.

Trong gần 20 năm phát triển, các kỹ sư nuôi tôm của BCC đã mang sản phẩm của mình tới khắp các trang trại nuôi tôm trên cả nước để tập huấn cho bà con mô hình nuôi tôm an toàn sinh học. Đến năm 2012, BCC đã thực hiện được hơn 200 cuộc hội thảo từ Bắc vào Nam tập huấn cho người nuôi và cán bộ kỹ thuật địa phương về “Quy trình nuôi tôm SẠCH VÀ BỀN VỮNG: không kháng sinh, hóa chất, diệt khuẩn, diệt tạp, diệt giáp xác”, thay thế bằng bộ chế phẩm sinh học góp phần định hướng ngành thủy sản Việt Nam bền vững. Những nỗ lực đó của BCC được ghi nhận bằng các giải thưởng Chất lượng vàng Thủy sản Việt Nam liên tiếp trong các năm 2012-2014-2017.


Đội ngũ chuyên gia của Công ty cổ phần Công nghệ Hóa sinh Việt Nam hỗ trợ kỹ thuật cho bà con nuôi tôm.

Việc sử dụng Probiotics trong nuôi trồng thủy sản cho thấy những hiệu quả rất tích cực ở cả nghiên cứu lẫn thực tiễn. Tuy nhiên, thành công của việc ứng dụng Probiotics phụ thuộc vào chủng vi sinh, mật độ và cách bảo quản và sử dụng. Lựa chọn chủng vi sinh phù hợp kết hợp với việc kiểm soát các điều kiện trong quá trình nuôi trồng sẽ quyết định mức độ hữu hiệu của sản phẩm Probiotics lên chất lượng tôm khi thu hoạch. Các vi sinh vật góp phần vào quá trình canh tác năng suất cao an toàn, hiệu quả, giúp tôm cá khỏe mạnh, lớn nhanh, xử lý chất thải mạnh mẽ và hiệu quả. Kết quả kém phần nhiều là do men vi sinh kém chất lượng và không đủ lượng. Lựa chọn nuôi tôm thẻ chân trắng bằng chế phẩm sinh học Probiotics đa enzyme từ các công ty uy tín chất lượng thay thế cho kháng sinh truyền thống vì sự phát triển bền vững của ngành nuôi tôm.

PV

17:42:56 09-01-2023

VHDN: Ngành nuôi tôm Việt Nam hiện nay đang phải đối mặt với thách thức lớn để gia tăng năng suất mà vẫn duy trì tính bền vững. Trong gần hai thập kỷ vừa qua, các đợt bùng dịch bệnh đã gây thiệt hại nặng nề lên bà con nuôi tôm. Cùng với đó là […]

Đối tác của chúng tôi