Ông Hồ Anh Tuấn: Có thể nói, trải qua hơn 5 năm triển khai Cuộc vận động Xây dựng Văn hóa doanh nghiệp Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ phát động, Ban Tổ chức 248 và Hiệp hội Phát triển văn hóa doanh nghiệp Việt Nam đã phối hợp với các cơ quan, ban, ngành, địa phương triển khai được nhiều hoạt động, sự kiện có ý nghĩa thiết thực để công cuộc xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp Việt Nam đạt được những thành tựu đáng ghi nhận. Diễn đàn Quốc gia thường niên “Văn hóa với Doanh nghiệp” chính là một điểm nhấn quan trọng trong chuỗi các hoạt động đó, một Diễn đàn mang tính vĩ mô, góp phần giúp cộng đồng doanh nghiệp trong cả nước ngày càng nhận thức sâu sắc hơn nữa tầm quan trọng của văn hóa doanh nghiệp đối với sản xuất, kinh doanh và hội nhập kinh tế quốc tế. Diễn đàn được tổ chức hàng năm cũng chính là một dạng hội nghị bàn tròn để cộng đồng doanh nghiệp đưa ra những đề xuất, kiến nghị, đồng thời cũng là dịp để Chính phủ, các cơ quan quản lý nhà nước nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng của doanh nhân, doanh nghiệp, từ đó đưa ra những giải pháp phù hợp, hiệu quả để cùng nhau hướng đến mục tiêu chung là đẩy mạnh Cuộc vận động Xây dựng Văn hóa doanh nghiệp Việt Nam, giúp doanh nghiệp xây dựng cho mình một bản sắc riêng, một thương hiệu mạnh. Đó chính là sức mạnh mềm giúp doanh nghiệp đủ sức đương đầu với những khó khăn thử thách trong tiến trình hội nhập toàn cầu.
Ông Hồ Anh Tuấn: Ngoài Diễn đàn Quốc gia thường niên “Văn hóa với doanh nghiệp”, trong hơn 5 năm qua, chúng tôi đã tổ chức nhiều hội nghị, hội thảo quy mô lớn, trong đó đặc biệt là các hội nghị triển khai Cuộc vận động Xây dựng Văn hóa doanh nghiệp Việt Nam đến với 63 tỉnh/thành trên cả nước, đồng thời ký kết với lãnh đạo 63 tỉnh/thành và Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (Bộ Ngoại giao) chương trình phối hợp triển khai Cuộc vận động… Từ các hội nghị này mà nhận thức của lãnh đạo các tỉnh/thành về xây dựng văn hóa doanh nghiệp được nâng lên, cấp ủy, chính quyền các cấp đã vào cuộc tích cực, từ đó lan tỏa thông điệp và khơi dậy sự quan tâm của cộng đồng doanh nghiệp ở các địa phương, trong đó có cả các doanh nghiệp mạnh đến các doanh nghiệp khởi nghiệp. Nhiều mô hình, hoạt động cụ thể được triển khai thực hiện, qua đó làm cho phong trào xây dựng văn hóa doanh nghiệp, văn hóa kinh doanh được nâng lên một tầm cao mới. Các doanh nghiệp tham gia vào phong trào này đã cải thiện đáng kể hiệu quả sản xuất, kinh doanh, năng lực cạnh tranh, đem lại sự phát triển bền vững, cũng như ứng phó tốt với nghịch cảnh.
Đặc biệt, nhờ phong trào xây dựng văn hóa doanh nghiệp, văn hóa kinh doanh mà nhiều doanh nghiệp đã nâng cao ý thức thượng tôn pháp luật, ít sai phạm, tình trạng sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng nhái, trốn thuế, nợ bảo hiểm xã hội có xu hướng giảm, trong khi quyền lợi của người lao động được doanh nghiệp quan tâm, qua đó góp phần cùng chính quyền cơ sở đảm bảo an sinh, an toàn xã hội, xây dựng đời sống ấm no, hạnh phúc…
Ông Hồ Anh Tuấn: Ở cấp độ nhỏ hơn là sau Diễn đàn Quốc gia thường niên “Văn hóa với doanh nghiệp” và những hội nghị triển khai Cuộc vận động Xây dựng văn hóa doanh nghiệp Việt Nam với các tỉnh/ thành trong cả nước, thì các câu lạc bộ văn hóa doanh nghiệp, các tổ chức, mô hình điểm về xây dựng văn hóa doanh nghiệp cũng được hình thành. Đây chính là những hạt nhân giúp cho Cuộc vận động lan tỏa, thấm sâu vào từng ngóc ngách của đời sống doanh nghiệp. Nhiều tổ chức, doanh nghiệp đã kết nối, chia sẻ, học hỏi nhau về kinh nghiệm xây dựng văn hóa doanh nghiệp, đồng thời phối hợp, trao đổi để đưa ra những sáng kiến, cách làm hay trong xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Cũng chính từ những hoạt động sôi nổi trong xây dựng văn hóa doanh nghiệp mà phong trào thi đua lao động sản xuất cũng được đẩy mạnh, chất lượng sản phẩm được nâng lên, nhiều sản phẩm OCOP được hình thành, doanh nghiệp bán được nhiều hàng, đời sống người lao động được cải thiện… Doanh nghiệp sau khi sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao đã tích cực chung tay xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội, hỗ trợ đồng bào bị thiên tai và đồng hành cùng những hoàn cảnh khó khăn, cơ nhỡ…
Để phong trào xây dựng văn hóa doanh nghiệp không ngừng phát triển, cũng như kịp thời động viên những doanh nghiệp có nhiều đóng góp tích cực cho Cuộc vận động, chúng tôi cũng đã công bố Bộ tiêu chí Văn hóa kinh doanh Việt Nam, Quy chế xét công nhận “Doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa kinh doanh Việt Nam”. Đây là những căn cứ để khen thưởng, tôn vinh các doanh nghiệp đã nỗ lực phấn đấu đạt chuẩn văn hóa kinh doanh Việt Nam. Danh hiệu này có hiệu lực trong vòng 3 năm, vì vậy không phải doanh nghiệp cứ đạt danh hiệu này một lần là nghiễm nhiên trở thành doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa kinh doanh Việt Nam mãi mãi, mà đòi hỏi họ phải liên tục phấn đấu, không ngừng nỗ lực để duy trì và tiếp tục được công nhận danh hiệu này. Có như vậy chúng ta mới khuyến khích, tạo động lực để doanh nghiệp không ngừng phấn đấu vì chính bản thân họ, qua đó chung tay để Cuộc vận động không ngừng lan tỏa, hướng đến xây dựng một cộng đồng phồn vinh, hạnh phúc, một quốc gia cường thịnh, giàu bản sắc văn hóa…
Cảm ơn ông về cuộc trao đổi!
LÊ QUANG (thực hiện)
Theo Tạp chí VHDNVN tháng 12/2022
VHDN: Diễn đàn Quốc gia thường niên “Văn hóa với doanh nghiệp” và các hội nghị triển khai Cuộc vận động Xây dựng Văn hóa doanh nghiệp Việt Nam do Ban Tổ chức 248 và Hiệp hội Phát triển văn hóa doanh nghiệp Việt Nam phối hợp với các cơ quan, ban, ngành, địa phương […]