Sau sự kiện 02/07/2019 vừa qua, Big C đã mở lại đơn hàng cho 150/200 nhà cung cấp sau 4 ngày dừng lại. Chúng ta hoan nghênh những sửa sai của siêu thị nhằm hỗ trợ các nhà cung cấp gặp phải những khó khăn do việc đối xử quá đột ngột vừa qua.

Saup/sự kiện 02/07/2019 vừa qua, họ đã mở lại đơn hàng cho 160/200 nhà cung cấp sau 4 ngày dừng lại.

Tại sao các nhà cung cấp cho các siêu thị lớn, doanh số cao lại phải chịu đựng mức chiết khấu lên tới 50%?

Tuy nhiên, tiếp sau đó vài ngày, dư luận cũng quan tâm đến câu trả lời với báo chí về sự kiện này của ông Fradeep Gupta – Giám đốc Ngành hàng dệt may của Central Group: “Mức chiết khấu đến 40 – 50% thuộc về các điều khoản trong hợp đồng giao dịch giữa Big C và nhà cung ứng dệt may đã được cụ thể hóa trong hợp đồng được sự đồng ý của cả 2 bên”.

Nếu theo đúng câu trả lời của ông đại diện thì “án tại hồ sơ” pháp lý giao dịch là hoàn toàn hợp lý vì hai bên đã thỏa thuận. Chúng ta có thể đặt một số câu hỏi ngược lại đoạn hợp đồng này. Thứ nhất, trong tình hình sản xuất khó khăn như hiện nay, liệu có nhà sản xuất nào của Việt Nam từ nhỏ tới to có lợi nhuận 40 – 50% không? Chỉ với mức chiết khấu cứng 20%, chiết khấu mềm 12% mà ông Vụ phó Tổng cục Thuế đã phải kêu lên về trường hợp của Big C là một sự kiện động trời của kinh tế Việt Nam.

Tại sao các nhà cung cấp cho các siêu thị lớn, doanh số cao lại phải chịu đựng mức chiết khấu như vậy? phải chăng họ muốn tạo dựng thương hiệu hàng hóa ở các siêu thị lớn ? Ngoài mức chiết khấu 40-50%, liệu các chi phí khác vào siêu thị như phí đầu kệ, phí sinh nhật, phí kế toán, tổ chức sự kiện…mà các siêu thị đề nghị các nhà gửi hàng hỗ trợ có tăng thêm gánh nặng một lần nữa cho các nhà cung ứng không? Cộng các khoản này với chiết khấu 40 – 50% ở trên thì tổng chi phí vào siêu thị sẽ lên tới con số bao nhiêu?

Thứ hai, hầu hết các siêu thị lớn đều sử dụng phương thức hàng ký gửi, do đó vốn kinh doanh không phải bỏ ra, hàng bán xong 15- 20 ngày mới thanh toán… Rõ ràng đây là một sự chiếm dụng vốn hợp pháp của các nhà bán lẻ mà các nhà cung ứng một lần nữa phải “cắn răng chịu đựng”.

Một số nhà bán lẻ còn ép giá bán lẻ trên quầy. Qua những cách giao dịch và chi phí có thực kể trên, đang xảy ra ở những siêu thị lớn, còn mang dáng dấp khá độc quyền thì mới biết cái gọi là “sự thỏa thuận” của ông đại diện Big C công bố ở trên là có thật.

Điều quan tâm là thỏa thuận theo cách nào. Chúng ta không phủ nhận một số việc làm tích cực của Big C và một số siêu thị khác trong thời gian đầu tư ở Việt Nam. Nhưng qua một chuỗi sự việc nêu trên, tôi mong rằng các cơ quan quản lý nhà nước cần khả năng cạnh tranh bình đẳng, không độc quyền, ép mua, ép bán chưa? Những sự việc tương tự như Big C đang làm, có xảy ra phổ biến ở một số siêu thị khác không? Những câu hỏi này xin dành để cho các cơ quan quản lý nhà nước trả lời công luận trong thời gian sớm nhất.

Theo enternews