Thách thức về doanh thu

Đồng Tháp có thể xem là điểm sáng về tăng trưởng lượt khách tại đồng bằng sông Cửu Long, với từ khoảng 1,8 triệu năm 2014 lên 3,9 triệu lượt năm 2019, về đích trước mục tiêu đề ra.

Với kết quả này, Đồng Tháp cũng là địa phương đứng đầu về lượng khách tại cụm du lịch phía Đông đồng bằng sông Cửu Long và đứng thứ 4 toàn vùng.

Tuy nhiên, nếu xét về doanh thu du lịch, năm 2019, Đồng Tháp chỉ đứng thứ hai (đạt 1.050 tỷ đồng), sau Bến Tre ( 1.791 tỷ đồng), trong khi lượt khách đến với Bến Tre chỉ bằng một nửa xứ sen hồng. Còn nếu so sánh với nhiều địa phương khác như Phú Yên, Quảng Ngãi… Đồng Tháp tiếp tục kém hơn về doanh thu, dù lượt khách thường xuyên cao hơn 2,3 lần so với các địa phương này.

Làng hoa Sa Đéc thu hút khách du lịch đến với Đồng Tháp

Làng hoa Sa Đéc thu hút khách du lịch đến với Đồng Tháp.

Chênh lệch giữa doanh thu và lượt khách của Đồng Tháp cho thấy điều mà vùng đất này đang thiếu là những sản phẩm, dịch vụ du lịch chất lượng, đồng bộ đáp ứng nhu cầu du khách, đặc biệt là những dịch vụ về lưu trú, vui chơi, giải trí hấp dẫn “níu” khách lưu trú dài ngày và chi tiêu nhiều hơn.

Đơn cử như thành phố Sa Đéc  – một trong những trọng điểm du lịch toàn tỉnh hàng năm đón hàng triệu lượt khách đến tham quan nhưng số lượng cơ sở lưu trú 4 – 5 sao hiện vẫn còn khan hiếm. Trên địa bàn thành phố, phần lớn vẫn là các nhà nghỉ, khách sạn quy mô nhỏ từ 1 – 3 sao, các trung tâm giải trí, mua sắm sầm uất thì hầu như vắng bóng.

Nhằm khắc phục thực trạng này, Sa Đéc đã tích cực đầu tư thêm nhiều điểm du lịch mới, trong đó, sự xuất hiện một số điểm du lịch cộng đồng do tư nhân đầu tư như khu Sa Nhiên Garden, khu cánh đồng hồng 2,5 ha… đi vào hoạt động đã thu hút hàng nghìn du khách từ khắp nơi về Sa Đéc ngắm hoa, chụp ảnh mỗi dịp lễ tết hay mùa cao điểm.

Quan trọng hơn, sự đổ bộ của nhiều doanh nghiệp lớn hàng đầu trong các lĩnh vực hạ tầng đô thị, hạ tầng du lịch – dịch vụ như Vingroup, FLC, T&T…đang trở thành  tín hiệu tích cực để Đồng Tháp giải bài toán thách thức nói trên.

Sức bật mới cho bài toán hạ tầng

Với T&T, tập đoàn này vừa công bố ký kết hợp tác chiến lược với Đồng Tháp trên nhiều lĩnh vực, trong đó về hạ tầng, đáng chú ý là dự án bảo tồn, khai thác lợi thế của Vườn Quốc gia Tràm Chim – Khu Ramsar của Thế giới, với mục tiêu đưa nơi này thành khu du lịch sinh thái theo hướng bền vững và là điểm đến du lịch Quốc tế.

Trước đó, FLC cũng công bố nhiều dự án đang được nghiên cứu tại Đồng Tháp, tập trung trong lĩnh vực đô thị, du lịch nghỉ dưỡng…và một trong số này đã chính thức khởi công từ 2019. Đó là FLC La Vista Sadec, dự án được định hướng trở thành một tổ hợp đô thị đa chức năng hiện đại, một điểm đến mới hấp dẫn tại thủ phủ hoa miền Tây.

Dự án gây chú ý khi tập trung phát triển một không gian sống tiện nghi, chú trọng những dãy phố kinh doanh thương mại shophouse, shopvilla sôi động giữa trung tâm thành phố, hướng đến thúc đẩy ngành dịch vụ cho địa phương trong bối cảnh du lịch Sa Đéc đang trên đà phát triển mạnh mẽ.

Trong đó, hàng loạt tiện ích nội khu cao cấp lần đầu tiên xuất hiện như: Quảng trường nước, phố ẩm thực đậm chất miền Tây, trung tâm thương mại sầm uất, khu vui chơi Sếu đầu đỏ, công viên thể, thao, vườn treo… với những tiểu cảnh mới lạ. Tất cả tạo nên hệ thống dịch vụ trọn vẹn, từ lưu trú cho đến tham quan, mua sắm, ăn uống và vui chơi giải trí.

 Phố ẩm thực tại FLC La Vista Sadec nơi hội tụ tinh hoa ẩm thực miền Tây và mọi miền tổ quốc

 Phố ẩm thực tại FLC La Vista Sadec nơi hội tụ tinh hoa ẩm thực miền Tây và mọi miền tổ quốc.

Hệ tiện ích này không chỉ mang đến không gian sống chất lượng cho người dân, mà còn là điểm dừng chân lý thú cho du khách khi đến với Sa Đéc.

Cùng với sự tăng trưởng mạnh mẽ về lượng khách du lịch, sự xuất hiện của các công trình đầu tư quy mô nói trên được kỳ vọng sẽ trở thành sức bật mới trong quá trình phát triển hạ tầng đô thị, du lịch và dịch vụ cho đất Sen hồng.

Theo enternews