Ví dụ như trong mắt xích cung ứng linh kiện của Canon, hiện có 170 nhà cung cấp nội địa trên tổng số 378 nhà cung cấp trên toàn cầu tại 3 nhà máy của Canon Việt Nam.

Những con số vẫn còn nhỏ bé

Ngành công ngh

Hiện nay, một số sản phẩm có tỷ lệ nội địa hóa cao và có sự tham gia của doanh nghiệp “thuận nội” trong chuỗi cung ứng sản phẩm điện tử, song số doanh nghiệp như vậy là không nhiều. (Ảnh minh họa, nguồn: ĐA).

Theo bà Đào Thu Huyền, Phó Giám đốc Văn phòng Tổng Giám đốc Công ty TNHH Canon Việt Nam, “Sản phẩm của Canon có tỷ lệ nội địa tại Việt Nam chiếm 65% trên tổng máy in, tuy nhiên rất tiếc chỉ có 24 doanh nghiệp thuần Việt, còn lại là các doanh nghiệp FDI đến từ Nhật Bản, Đài Loan, Trung Quốc”.

Chưa hết, đáng tiếc hơn cả, theo bà Đào Thu Huyền, mặc dù các nhà cung cấp Việt Nam có lợi thế về vị trí địa lý, các chuyên gia của Canon Việt Nam dễ dàng hỗ trợ và quản lý, tuy nhiên vẫn rất khó “thúc” được tỷ lệ tham gia của doanh nghiệp thuần nội cũng như tỷ lệ nội địa hóa do năng lực sản xuất của các nhà cung ứng Việt Nam còn thấp.

Đồng tình với nhận định của bà Đào Thu Huyền, PGS TS Hoàng Văn Cường khi trao đổi với Diễn đàn Doanh nghiệp cũng cho biết rằng, hạn chế lớn nhất của doanh nghiệp Việt Nam là trình độ, công nghệ, vốn, kỹ năng quản lý và quy mô quá nhỏ nên khó đáp ứng được các nhà đầu tư nước ngoài. Đặc biệt là đáp ứng yêu cầu về công nghệ cao, kỹ thuật cao. “Do có điểm yếu như vậy nên chúng ta đang nằm ngoài chuỗi liên kết, chuỗi giá trị của các doanh nghiệp FDI” – PSG TS Hoàng Văn Cường nhấn mạnh.

Thực ra, câu chuyện về doanh nghiệp thuần nội tham gia vào chuỗi cung ứng điện tử và bài toán nâng tỷ lệ nội địa hóa không phải là vấn đề mới, song cũng chưa bao giờ cũ.

Báo cáo thường niên của Tổ chức Xúc tiến Mậu dịch Nhật Bản tại Việt Nam cũng thường xuyên nhắc đến nội dung này như là một “đường ngăn” khiến doanh nghiệp Việt Nam – doanh nghiệp Nhật Bản khó liên kết trong chuỗi cung ứng.

Những rõ ràng, trong bối cảnh mới, điều kiện mới khi thị trường xuất hiện những thương hiệu thuần nội như Vinsmart cùng với việc Việt Nam chính thức ký kết EVFTA – một trong những lĩnh vực được doanh nghiệp EU quan tâm đó chính là điện tử, công nghệ cao… là những kỳ vọng và bước đệm mới về vị trí và số lượng doanh nghiệp thuần nội trong chuỗi cung ứng toàn cầu nói chung và điện tử nói riêng.

Liên kết để cùng “chen chân” 

Vậy để chen chân được vào những vị trí cao hơn trong mắt xích của chuỗi giá trị cung ứng toàn cầu  thì điều kiện cần và đủ là gì?

Chia sẻ về giải pháp “gỡ khó” cho doanh nghiệp, PGS TS Hoàng Văn Cường cho biết: “Muốn khắc phục điểm yếu này, bản thân các doanh nghiệp cần tăng cường hơn nữa việc ứng dụng kỹ thuật, bắt tay với các doanh nghiệp trong nước để tạo ra sức mạnh. Từ đó, bắt tay với các doanh nghiệp FDI”.

Giải pháp này liệu có “cũ”, đơn giản và doanh nghiệp nào cũng biết? Câu trả lời là không. Bởi, theo bà Đỗ Thị Thuý Hương, Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam (VEIA), “các doanh nghiệp hỗ trợ Việt Nam chưa thực sự đầu tư vào việc đào tạo nâng cao trình độ, kỹ thuật để tạo lợi thế về nguồn cung. Ngoài ra, doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ thiếu năng lực cạnh tranh và đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế cả về cơ chế quản lý hiện đại lẫn năng lực sản xuất”.

Nhìn ở góc độ doanh nghiệp FDI, ông Ron Ashkin, Giám đốc Dự án kết nối doanh nghiệp nhỏ và vừa (LinkSME) tư vấn, doanh nghiệp Việt Nam không nên chạy theo các xu hướng, mà chỉ đơn thuần nên tìm hiểu xem nhu cầu thực sự của đối tác và khách hàng mục tiêu cần là gì? So sánh với năng lực của doanh nghiệp, có gì, thiếu gì? Khoảng “trống” về kỹ năng, tiêu chuẩn có thể chủ động nhờ đơn vị đối tác tư vấn, hướng dẫn. Như vậy, bài toán liên kết sẽ đơn giản hơn!

Theo Enternews