Cũng theo dự báo của WB, sang năm 2024, GDP dự kiến sẽ tăng khoảng 6,5% vào năm 2024. Thời điểm này, các nền kinh tế đang là thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam phục hồi.
Chuyên gia của WB cho rằng, khó khăn của Việt Nam đang phản ánh tình trạng chung trên toàn cầu. Theo đó, các đối tác thương mại chủ lực với Việt Nam như Mỹ, Trung Quốc hay Liên minh Châu Âu (EU) đều đang trong xu hướng suy giảm kinh kế, điều kiện huy động tài chính bị thắt chặt, lạm phát trong nước gia tăng, bảng cân đối tài sản của khu vực doanh nghiệp, ngân hàng và hộ gia đình đang bộc lộ những yếu kém, và khu vực tài chính đang có nguy cơ dễ tổn thương.
Bà Carolyn Turk, Giám đốc WB Việt Nam cho rằng, Việt Nam có nhiều dư địa để triển khai các biện pháp nhằm thúc đẩy tăng trưởng, không như nhiều quốc gia khác. Nhưng để làm được điều này, Việt Nam cần quản lý chặt liên hệ giữa trăng trưởng và lạm phát, giám sát chắc khu vực tài chính.
Tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong năm 2023 sẽ giảm còn 6,3%, sau khi đạt mốc 8% vào năm ngoái. (Ảnh: GP)
“Thực hiện hiệu quả các dự án đầu tư công trọng điểm là một chìa khóa tăng trưởng trong cả ngắn và dài hạn.Đồng thời, chính sách tài khóa và tiền tệ phải đồng bộ để đảm bảo hỗ trợ nền kinh tế, và đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô hiệu quả”, bà Carolyn Turk nói.
Cũng theo ý kiến của WB, để có thể hoàn thành mục tiêu trở thành nền kinh tế thu nhập cao vào năm 2045, Việt Nam cần khai thác hiệu quả hơn nữa khu vực dịch vụ đa dạng để duy trì tăng trưởng năng suất bền vững. Điều đó bao hàm phải thực hiện những cải cách nhằm nâng cao năng suất khu vực dịch vụ và đóng góp liên ngành để phục vụ tăng trưởng năng suất trong các lĩnh vực công nghiệp chế tạo chế biến và nông nghiệp.
Khu vực dịch vụ của Việt Nam đang có đóng góp ngày càng lớn cho nền kinh tế, đồng thời thu hút ngày càng nhiều lao động, và năng suất lao động cũng đang tăng lên trong thập kỷ qua kể từ năm 2019. Tuy nhiên, kết quả đạt được của Việt Nam trong khu vực dịch vụ còn chưa bắt nhịp được với các quốc gia khác như Malaysia, Philippines hay Indonesia.
Kim ngạch xuất khẩu của những lĩnh vực dịch vụ giàu hàm lượng tri thức và đòi hỏi kỹ năng cao, được gọi là “dịch vụ đổi mới sáng tạo toàn cầu”, chỉ chiếm 9% tổng kim ngạch xuất khẩu dịch vụ, và các lĩnh vực đó chỉ đóng góp 6,4% việc làm trong toàn khu vực dịch vụ, bao gồm công nghệ thông tin và truyền thông, tài chính và dịch vụ hành nghề chuyên môn, là những lĩnh vực dịch vụ có năng suất cao nhất trong nền kinh tế.
Nguyên nhân ảnh hưởng đến năng suất bao gồm quy mô doanh nghiệp còn nhỏ, những rào cản về thương mại dịch vụ, tỷ lệ áp dụng công nghệ thấp, thiếu kết nối với các ngành, lĩnh vực khác, cho thấy còn nhiều điều cần được cải thiện thông qua các hành động chính sách phù hợp.
Để đẩy nhanh tăng trưởng trong khu vực này, WB khuyến cao Việt Nam cần cân nhắc 4 yếu tố chính.
Thứ nhất, xóa bỏ rào cản về thương mại và đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực này và triển khai cải cách để đẩy mạnh cạnh tranh cũng như khả năng tiếp cận tài chính cho các doanh nghiệp trong nước.
Thứ hai, khuyến khích áp dụng công nghệ và đổi mới sáng tạo từng bước về sản phẩm và quy trình.
Thứ ba, tăng cường năng lực và kỹ năng làm việc cho cả người lao động và cán bộ quản lý.
Cuối cùng, tập trung vào những dịch vụ có khả năng thúc đẩy tăng trưởng hơn nữa ở những ngành, lĩnh vực khác, cụ thể là các lĩnh vực chế tạo chế biến.
Theo CL
Theo dự báo của Ngân hàng Thế giới (WB), tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong năm 2023 sẽ giảm còn 6,3%, sau khi đạt mốc 8% vào năm ngoái. Nguyên nhân là do tăng trưởng ở khu vực dịch vụ chững lại, giá cả và lãi suất leo thang ảnh hưởng đến các nhà […]