Sự kiện - chuyên đề:

Huyện Phước Long: Khai thác và phát huy giá trị các sản phẩm Ocop cho phát triển du lịch nông thôn

VHDN: Với điều kiện sinh thái đặc thù, huyện Phước Long đã cho ra đời nhiều sản phẩm OCOP chất lượng và hấp dẫn người tiêu dùng. Gắn với quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 01 của Tỉnh ủy “về xây dựng huyện Phước Long trở thành trung tâm phát triển kinh tế – xã hội vùng Bắc Quốc lộ 1A đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030”, Phước Long sẽ tập trung khai thác, phát huy thế mạnh này với phát triển du lịch nông nghiệp.

 

DẪN ĐẦU VỀ SẢN PHẨM OCOP

So với các địa phương khác, huyện Phước Long dẫn đầu cả tỉnh về các sản phẩm OCOP. Đến nay, toàn huyện có 28 sản phẩm đạt từ 3 sao trở lên. Trong đó, có 14 sản phẩm đạt 4 sao và 14 sản phẩm đạt 3 sao với các sản phẩm ngon nổi tiếng như: Tôm sú thành phẩm sau hấp (Công ty thủy sản Tùng Loan); bánh phồng tôm, tôm sấy sốt trứng muối, tôm sấy sốt me, tôm chao, khô tôm thẻ, khô tôm đất, khô tôm bạc, chà bông tôm, muối tôm, bánh phồng rau củ quả, bánh gạo chà bông trứng muối, bánh gạo chà bông sốt me, bánh gạo mè đen (Cơ sở Nông Sản Việt); chả cá thác lác tươi, cá thác lác rút xương tẩm gia vị (Cơ sở Bảy Lãnh); bắp nếp (HTX dịch vụ Nông nghiệp và Tưới tiêu Quyết Tiến); mắm cá lóc (Cở sở Út Sinh); khô tôm thẻ ép (Cơ sở Kim Cúc, xã Phong Thạnh Tây B); mắm tôm thẻ (Cơ sở Cô Út, xã Phước Long); mắm cá lóc (Cở sở Bà Ba); chả lụa (Cở sở Trọng Tuấn); rau cần nước (HTX 8/3), gạo đài thơm 8 (HTX Tiên Tiến)…

Tất cả những sản phẩm tiêu biểu này, đã được người tiêu dùng trong, ngoài tỉnh ưu chuộng, nhiều sản phẩm đã được các siêu thị đặt hàng và trở thành những sản phẩm du lịch đặc trưng mang thương hiệu Phước Long. Có những kết quả đáng ghi nhận trên là do được sự hỗ trợ, hướng dẫn của Sở NN& PTNT, Chi cục Phát triển nông thôn về quy trình thủ tục đã tạo điều kiện thuận lợi trong việc xây dựng sản phẩm OCOP trên địa bàn, đặc biệt là sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của Huyện ủy và chỉ đạo quyết kiệt của UBND huyện.

Một trong những kết quả đáng ghi nhận trong thực hiện Chương trình OCOP chính là khai thác và sử dụng được nguồn nguyên liệu có sẵn ở địa phương nên sản phẩm tạo ra tươi ngon và có sức cạnh tranh cao. Đồng thời, góp phần tạo nên những giá trị tăng thêm, đóng góp rất tích cực trong xây dựng nông thôn mới (NTM) nâng cao và NTM kiểu mẫu, khi người nông dân tạo được việc làm, thu nhập và góp phần chuyển dịch cả cơ cấu từ sản xuất nông nghiệp thuần túy sang làm kinh tế nông nghiệp, hay chuyển đổi từ mua bán sản phẩm và nguyên liệu thô nâng lên thành các sản phẩm có giá trị gia tăng cao thông qua chế biến.

ĐƯA OCOP LÀM DU LỊCH

Phát huy kết quả này, năm 2024, huyện Phước Long cùng với tổ chức tập huấn cho cán bộ quản lý cấp huyện, xã và các chủ thể tham gia Chương trình OCOP, sẽ xây dựng hệ thống chỉ đạo, thực hiện Chương trình OCOP từ huyện đến cơ sở. Đồng thời, tổ chức nhiều chuyến tham quan, học tập về chương trình Mỗi xã một sản phẩm trong, ngoài tỉnh. Bên cạnh đó, sẽ đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm OCOP trong, ngoài tỉnh. Thành lập các điểm trưng bày sản phẩm OCOP gắn với điểm du lịch và không ngừng mở rộng thị trường, đưa sản phẩm OCOP vào các hệ thống phân phối. Tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân trong việc ưu tiên tiêu dùng các sản phẩm OCOP của địa phương để tạo sức lan toả lớn.

Các sản phẩm OCOP được chế biến thành món ngon tham gia Hội thi Du lịch nông nghiệp 2023.

Đặc biệt, sẽ phát huy các sản phẩm OCOP với nhiệm vụ phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng NTM trên địa bàn huyện giai đoạn 2023 – 2025. Trong đó, đẩy mạnh phát triển du lịch nông thôn dựa trên cơ sở phát huy giá trị văn hóa truyền thống, môi trường cảnh quan khu vực nông thôn của huyện, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, xây dựng NTM bền vững. Cũng như, tăng cường thu hút các nguồn lực xã hội, sự tham gia tích cực từ cộng đồng địa phương cho đầu tư phát triển du lịch nông thôn, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, tạo việc làm tại chỗ và tăng thu nhập cho lao động địa phương. Theo đó, phấn đấu ít nhất có 1 điểm du lịch nông thôn được công nhận gắn với lợi thế về nông nghiệp, văn hoá và sản phẩm OCOP tiêu biểu. Đồng thời, đẩy mạnh phát triển du lịch nông thôn gắn với quá trình chuyển đổi số và xây dựng ít nhất từ 1 sản phẩm “Dịch vụ du lịch cộng đồng và điểm du lịch” gắn với ít nhất 50% số sản phẩm này được công nhận OCOP đạt tiêu chuẩn từ 3 sao trở lên. Trong đó, xây dựng 1 – 2 mô hình thí điểm về phát triển du lịch nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới theo hướng du lịch xanh, có trách nhiệm và bền vững…

 

Lê Văn Tần, Chủ tịch UBND huyện Phước Long

(Theo Tạp chí in VHDNVN tháng 1&2/ 2024)

14:31:32 20-01-2024

VHDN: Với điều kiện sinh thái đặc thù, huyện Phước Long đã cho ra đời nhiều sản phẩm OCOP chất lượng và hấp dẫn người tiêu dùng. Gắn với quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 01 của Tỉnh ủy “về xây dựng huyện Phước Long trở thành trung tâm phát triển kinh […]

Đối tác của chúng tôi