Ông Đặng Đức Thành – Ủy viên Ban Chấp hành Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI Việt Nam), Giám đốc Học viện KN Thành Công cho biết thông tin mới nhất từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong 8 tháng năm 2018, cả nước có 42 ngàn DN tạm ngừng hoạt động hoặc chờ giải thể, tăng 45,9% so với cùng kỳ năm 2017. Mặt khác, tỷ lệ 53% trong tổng số DN không có lợi nhuận đã gây băn khoăn. Lý giải điều này, một số chuyên gia cho rằng, có 2 nguyên nhân khiến số lượng DN giải thể ngày càng gia tăng. Một mặt là do làm ăn thua lỗ kéo dài; DN gặp khó khăn trong quá trình hoạt động vì không huy động được vốn, tài chính để tiếp tục hoạt động. Mặt khác, do năng lực quản lý, điều hành DN của cá nhân, tổ chức còn hạn chế; thiếu kinh nghiệm quản lý, điều hành đã làm tình trạng kinh doanh ngày càng đi xuống.Đó là bức tranh chung của cả nước.
Riêng về KN và phát triển DN ở các tỉnh ĐBSCL, bà Nguyễn Thị Thương Linh – Phó giám đốc VCCI Chi nhánh Cần Thơ chia sẻ, thời gian qua, mặc dù nhiều cơ quan, đơn vị ở ĐBSCL đã có cố gắng tạo lập hệ sinh thái KN, tạo môi trường thuận lợi cho KN và phát triển DN. Tuy nhiên, kết quả chưa đạt như kỳ vọng, đa phần còn dừng lại ở phong trào, chưa đi vào thực chất. Nếu lấy tỷ lệ DN thành lập mới của ĐBSCL so với cả nước trong những năm gần đây làm cơ sở đánh giá thì chưa thấy được hiệu quả của việc thúc đẩy KN ở ĐBSCL. Cụ thể, năm 2014, tỷ lệ thành lập DN mới của ĐBSCL so với cả nước là 8,07% nhưng năm 2015 giảm còn 7,61%, năm 2016 tiếp tục giảm còn 7,17% và năm 2017 giảm còn 7,09% (theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư)… Ở góc độ khác cũng có thể suy ra rằng, tốc độ tăng trưởng của DN thành lập mới ở ĐBSCL tuy có tăng nhanh nhưng vẫn còn chậm hơn so với cả nước, nói cách khác là chưa tạo đột phá của khu vực so với phạm vi cả nước.
Theo bà Nguyễn Thị Thương Linh, để KN ở ĐBSCL đạt hiệu quả, các địa phương, cơ quan chức năng, các tổ chức đoàn thể được giao nhiệm vụ nên có chiến lược và kế hoạch thực hiện cụ thể và công khai hơn. Các cơ quan hữu quan cần liên kết, phối hợp để thực hiện, tuyên truyền đúng về KN. Điều này sẽ giúp tối đa hóa sức mạnh nguồn lực, giảm chi phí cho địa phương. Quan trọng hơn là tạo niềm tin đối với cộng đồng, DN về sự đồng bộ và nghiêm túc trong việc thuận lợi hóa các điều kiện KN tại địa phương hay vùng ĐBSCL. Bên cạnh đối tượng chính đang được khuyến khích KN hiện nay là thanh niên, sinh viên thì người lao động trong DN, phụ nữ nên được sự quan tâm, thúc đẩy tham gia KN thông thường hay KN sinh kế.
Ông Đặng Đức Thành cho rằng, đã đến lúc DN phải phân tích chữ “thời” với ngành hàng, sản phẩm và dịch vụ mình đang kinh doanh để có chiến lược sắp xếp, thay đổi, định vị, tái cấu trúc DN nhằm đáp ứng sự thay đổi, sự chuyển động của thị trường, của nhu cầu khách hàng… “Mỗi cá nhân, DN vận dụng chữ “thời” trong kinh doanh chính là phải biết luôn làm mới mình, phải cập nhật và theo kịp những tiến bộ của khoa học công nghệ để ứng dụng vào quy trình vận hành sản xuất, kinh doanh của DN; đồng thời, kết nối mạng lưới, gia tăng sự liên kết, hợp tác kinh doanh trong môi trường kinh doanh toàn cầu”. So với các nơi khác, Bến Tre khá đặc biệt hơn bởi có chương trình KN và phát triển DN riêng, với những mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp cụ thể. Tỉnh cũng đã ban hành nhiều chính sách riêng hỗ trợ KN và thu hút đầu tư, phát triển DN. Đây sẽ là nền tảng vững chắc cho KN thành công của Bến Tre trong khu vực ĐBSCL”
Nguyễn Mạnh – Huỳnh Sự
VHDN: Khởi nghiệp ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang ở đâu, như thế nào là vấn đề đang rất được quan tâm. Đó là nội dung cuộc hội thảo “ Để khởi nghiệp ĐBSCL thêm hiệu quả được tổ chức sáng nay ngày 11/09/2018 tỉnh Bến Tre do VCCI, Thời báo […]