Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ngày 16-9, lô sản phẩm cà phê đầu tiên của Việt Nam được xuất khẩu sang một số nước châu Âu theo Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA).
Với việc thực thi Hiệp định EVFTA, Liên minh châu Âu (EU) đã xóa bỏ thuế cho toàn bộ sản phẩm cà phê chưa rang hoặc đã rang (giảm từ 7-11% xuống 0%), các loại cà phê chế biến giảm từ 9-12% xuống còn 0% vào thời điểm Hiệp định có hiệu lực ngày 1-8-2020. Đặc biệt, trong số 39 chỉ dẫn địa lý của Việt Nam được EU cam kết bảo hộ khi EVFTA chính thức đi vào thực thi, có chỉ dẫn địa lý về cà phê. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho ngành cà phê Việt Nam với các đối thủ tại thị trường EU.
Nhiều năm nay, Việt Nam là quốc gia xuất khẩu cà phê đứng thứ hai thế giới và đứng đầu thế giới về xuất khẩu cà phê Robusta, đạt kim ngạch xuất khẩu thường xuyên trên 3 tỷ USD/năm (chiếm 17,4% về lượng và 9,5% về giá trị xuất khẩu cà phê của thế giới).
Cà phê Việt Nam đã có mặt ở hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ. EU là thị trường tiêu thụ nhiều cà phê nhất của Việt Nam, chiếm 40% trong tổng lượng và 38% về tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước (trung bình giá trị xuất khẩu cà phê sang EU đạt 1,2-1,4 tỷ USD/năm trong 5 năm qua).
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Quốc Doanh cho biết, để nâng cao chất lượng cà phê Việt Nam, trong 5 năm qua, Việt Nam đã tái canh khoảng 130.000ha cà phê già cỗi (vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra là 120.000ha). Tỷ lệ cà phê có xác nhận canh tác bền vững đã tăng lên mức 60% tổng diện tích canh tác; tỷ lệ cà phê chế biến tăng từ mức 5% năm 2015 lên 15% năm 2020.
Theo HNMO
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ngày 16-9, lô sản phẩm cà phê đầu tiên của Việt Nam được xuất khẩu sang một số nước châu Âu theo Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA). Với việc thực thi Hiệp định EVFTA, Liên minh châu […]