Khả năng chữa các bệnh hiểm nghèo, trọng tâm là bệnh ung thư của Tâm Nguyễn vừa qua được đánh giá bằng một báo cáo khoa học về “Kết quả hỗ trợ điều trị bệnh ung thư và một số bệnh hiểm nghèo khác bằng y học tự nhiên Việt Nam (1990-2023)”. Báo cáo này được giới thiệu tại “Hội nghị quốc tế về y học tự nhiên lần thứ 7 tại Thủ đô Paris, Cộng hoà Pháp từ ngày 7 đến ngày 9/7/2023…
Báo cáo khoa học được xây dựng bởi Công ty CP Đông Nam Dược Thần Hiệu (trụ sở tại 70 An Dương, quận Tây Hồ, TP. Hà Nội) do các tác giả là Lương y Tâm Nguyễn, TS Nguyễn Kiên Cường, PGS.TS Y khoa Hồ Bá Do, Thạc sĩ Lê Văn Vàng thực hiện với sự kết hợp của Viện Khoa học vật liệu (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) và Hội Y học cổ truyền Việt Nam. Tại hội nghị quốc tế đó, một số đồng nghiệp ở các nước phương Tây tỏ ra ngưỡng mộ, sẵn sàng đến Việt Nam nghiên cứu, cộng tác và giới thiệu bệnh nhân sang điều trị. Có nhà nghiên cứu, nhà báo đã viết bài quảng bá ở nước ngoài.
Báo cáo khoa học nhận định: “Trong thực tế hiện nay, cơ cấu bệnh tật ngày càng phức tạp, các bệnh nặng cũng chiếm tỉ lệ cao hơn do rất nhiều nguyên nhân, tỉ lệ người cao tuổi ngày càng tăng, khả năng miễn dịch càng kém, cuộc sống nhiều áp lực (stress), lối sống ít vận động,v.v… Ngoài ra, cũng cần kể đến ảnh hưởng do tác động tiêu cực của ô nhiễm môi trường, thực phẩm bẩn, hoá chất độc hại, các bức xạ điện từ từ các thiết bị công nghệ cao…”. Nước ta hiện nay, hàng năm có trên 200.000 người mắc mới bệnh ung thư và 73%-75% số người bị ung thư tử vong.
Xuất phát từ thực tiễn cuộc sống và bài thuốc gia truyền của dòng tộc, lương y Tâm Nguyễn với hàng chục năm kinh nghiệm đã có một số thành công chữa các bệnh hiểm nghèo, đặc biệt là ung thư bằng y học cổ truyền, sử dụng nhiều cây thuốc thiên nhiên trong nước. Đó là bí truyền độc đáo mà cụ Nguyễn Quỹ chỉ giáo “không được giao bài thuốc này cho người không có tâm, hay kẻ hám tiền”. Điều đó trở thành phương châm hành động của lương y Tâm Nguyễn nên trong nhiều năm cứ lầm lũi chữa bệnh cứu người cho hàng nghìn người dưới hình thức từ thiện mà không quan tâm đến ghi chép, thống kê, tổng kết hàng năm, cũng không có khát vọng làm giàu về kinh tế.
Y học cách mạng phải kết hợp Tây y và Đông y như tư tưởng Hồ Chí Minh soi sáng. Gửi thư cho Hội nghị Y tế (năm 1955), Người nêu: “Ông cha ta ngày trước có nhiều kinh nghiệm quý báu về cách chữa bệnh bằng thuốc ta, thuốc bắc. Để mở rộng phạm vi y học, các cô các chú cũng nên chú trọng nghiên cứu và phối thuộc thuốc Đông và thuốc Tây”. Trong lịch sử dân tộc, đất nước ta có những đại danh y để lại di sản lớn là những y văn có giá trị trường tồn, di sản cho hậu thế. Đó là đại danh y, đại thiền sư Nguyễn Bá Tĩnh (1330-140…?); đại danh y Hoàng Đôn Hoà (Thế kỉ XVI), đại danh y Lê Hữu Trác (1720-1791) biệt danh là Hải Thượng Lãn Ông; danh y Nguyễn Kiều (1891-1974) “vua thuốc nam”, người sáng lập Trường Trung cấp Y học cổ truyền dân tộc Tuệ Tĩnh (nay là Học viện Y học cổ truyền Việt Nam), Dược sĩ – Giáo sư Đỗ Tất Lợi (1919-2008) được mệnh danh là “cây đại thụ” của nền y học cổ truyền,v.v…
Phương pháp khám bệnh, điều trị trong nhiều năm qua của lương y Tâm Nguyễn chủ yếu bằng hình thức online (thăm khám qua video từ xa). Người bệnh kết nối zalo với thầy thuốc, chuyển hồ sơ, bệnh án, các giấy xét nghiệm, kết quả siêu âm. Thông qua video để bệnh nhân nói chuyện trực tiếp với lương y, nhận diện gương mặt, vóc dáng, da dẻ, nghiên cứu hồ sơ bệnh án, kết quả chẩn đoán của bệnh viện kết hợp với y học hiện đại (Tây y) để kê đơn, chọn thuốc. Nói cách khác, lương y Tâm Nguyễn dựa trên “tứ chẩn” của y học tự nhiên (Vọng – Văn – Vấn – Thiết) chứ không bắt mạch, chỉ nhìn thực tế tổn thương để xác định các rối loạn thuộc bát cương (âm, dương, hàn, nhiệt, biểu, lí, hư, thực). Theo dõi tiến triển của bệnh tuỳ thuộc từng người, có sự gia giảm theo diễn biến bệnh. Trường hợp người bệnh ở gần, hẹn trước lương y có thể thăm khám trực tiếp còn chủ yếu là thăm khám từ xa và chuyển phát nhanh thuốc qua các Shipper.
Hiện nay, thuốc “Ông Nội Tâm Nguyễn” vẫn sản xuất, chế biến thủ công dưới dạng nước đóng chai, một phần thuốc bột. Người bệnh uống, cần thiết có thể kết hợp xoa bóp chỗ đau, vết bầm tím bằng thứ thuốc ngâm rượu. Tác dụng của thuốc theo cơ chế đào thải tế bào độc hại. Khi sử dụng những ngày đầu thuốc có khả năng ngăn chặn tế bào xấu không phát triển. Tiếp đến là làm mềm, hoá lỏng, bào mòn u cục để đào thải chúng ra khỏi cơ thể bằng con đường bài tiết, tiêu hoá như đại tiện, tiểu tiện, mồ hôi, hắt hơi, ho khạc, nôn mửa,v.v… Những người bệnh ung thư mới giai đoạn 1-2-3 sau khi uống thuốc 3-6-9 tháng thì tế bào ung thư suy yếu, u cục dần biến mất. Tế bào tốt, lành sản sinh ra sẽ chiếm lĩnh, lấn át tế bào xấu và thôi thúc đào thải chúng ra ngoài. Các giai đoạn sau tùy thuộc vào cơ địa, cơ thể phục hồi nhanh hay chậm, không phụ thuộc u lớn hay nhỏ, mà phụ thuộc vào tuổi thọ của khối u (u non sẽ tiêu nhanh hơn u già). Theo kinh nghiệm của Tâm Nguyễn, nếu cơ thể người bệnh chưa đến mức huỷ hoại bộ phận nào đó, mặc dù đã di căn nhưng vẫn còn cơ hội phục hồi tốt. Trong trường hợp bệnh quá nặng, cơ thể bị phá huỷ rồi thì thuốc giúp giảm đau, hạn chế tiêm mooc-phin, góp phần kéo dài sự sống hoặc người bệnh tự đi lại được.
Người mắc bệnh ung thư dùng phương thuốc “Ông Nội Tâm Nguyễn” đòi hỏi sự kiên trì, không nôn nóng, giữ trạng thái tinh thần ổn định, đi lại nhẹ nhàng, tránh rung rinh, rằn xóc để các bộ phận có nhiều tế bào chết, có u bị xâm lấn hoặc di căn không tổn thương nhiều hơn. Sau những ngày đầu uống thuốc, các vòi, chân rết khối u có thể co lại, rồi phình ra, chuyển dần sang hoá lỏng đi đến tan rã, đào thải đi. Trong thời gian ấy, nếu người bệnh vận động mạnh sẽ làm cho khối u vỡ, các tế bào chết ồ ạt gây tắc nghẽn, nguy hiểm đến tính mạng. Quá trình uống thuốc, quan trọng là bảo đảm chế độ dinh dưỡng thích hợp. Nghĩa là phải kiêng ăn những thực phẩm kích thích tế bào ung thư phát triển như thịt bò, yến sào, chim bồ câu, đồ chua, ngọt, đồ nướng, chất béo, chất lên men, hải sản, họ nhà đậu, sắn dây (làm dã thuốc) và làm chậm lành vết thương.
Tế bào ung thư tăng trưởng mạnh trong môi trường a-xít nên hạn chế dùng các loại thực phẩm ăn vào chuyển hoá thành a-xít (sữa chua, nem chua, dưa muối, cà muối, bia rượu,v.v…). Mặt khác, người bệnh ung thư cần tránh xa các đám tang, khu vực yếm khí, nhiều hơi lạnh như nghĩa trang, nhà tang lễ, trang trại chăn nuôi, thăm người bệnh ung thư bởi nếu gặp nhiều hơi lạnh bệnh nặng lên nhanh, đau nhừ khắp cơ thể, da thịt như kim châm,v.v… nguy cơ bệnh nặng lên, thậm chí tử vong sớm.
Trên cơ sở khảo sát, thu thập thông tin từ người bệnh, báo cáo khoa học trình bày 2 biểu mẫu về kết quả điều trị. Bảng 3.1 ghi nhận số người mắc bệnh ung thư khỏi hoàn toàn (351 người). Đây là kết quả người thực, việc thực mà người bệnh có hồ sơ, có địa chỉ, có số điện thoại. Trong đó: 62 người ung thư phế quản-phổi, 35 người ung thư vú, 33 người ung thư đại tràng, 32 người ung thư cổ tử cung, 31 người ung thư thực quản, 28 người ung thư máu, 25 người ung thư tuyến tuỵ, 21 người ung thư dạ dày, 19 người ung thư tuyến giáp,18 người ung thư gan nguyên phát, 16 người ung thư buồng trứng, 14 người ung thư da, một số người khác ung thư bàng quang, mũi họng, thận, tuyến tiền liệt. Bảng 3.2 là kết quả điều trị khỏi hoàn toàn đối với 65 người mắc bệnh hiểm nghèo khác, như: Vẩy nến, HIV/AIDS, tai biến, đột quỵ (do phình mạch máu não), nhồi máu cơ tim, nang thận, nang gan, bạch biến, giãn phế quản bội nhiễm,v.v…Trong đại dịch COVID-19, thuốc “Ông Nội Tâm Nguyễn” sử dụng ở một số địa phương chữa khỏi hơn 3.000 người mắc.
Có thể khẳng định, lương y Tâm Nguyễn, thuốc sắc và phương pháp chẩn trị bằng thuốc nam có hiệu quả trong chữa bệnh ung thư, một số bệnh hiểm nghèo khác. Tuy nhiên để cải tiến, nâng cao chất lượng, hiệu quả hơn nữa cần nghiên cứu, đầu tư sản xuất dưới dạng thuốc viên, bao phim cho tiện lợi, tiết kiệm. Mặt khác, cần có sự quan tâm vào cuộc của Nhà nước, nhất là ngành Y tế để bài thuốc Y học dân tộc (thế giới gọi là Y học tự nhiên) của lương y Tâm Nguyễn được công nhận, phát triển, áp dụng rộng rãi trong đời sống xã hội.
Bạn đọc quan tâm có thể liên hệ để tìm hiểu trực tiếp với lương y Tâm Nguyễn Điện thoại: 0818 404 940 – 0815 987 115.
Theo Tạp chí in VHDNVN tháng 8/2023
(Kim Quốc Hoa)
VHDN: Thầy thuốc Tâm Nguyễn (tức Nguyễn Thị Tâm) quê ở xã Đồng Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh, người có công lớn trong việc kế thừa bài thuốc của ông nội, cụ tên là Nguyễn Quỹ (1890-1954), Nhân đân địa phương thường gọi cụ Chánh Thức, nhà hoạt động cách mạng, đồng thời […]