Sự kiện - chuyên đề:

Ngành thực phẩm: Đừng để thua trên “sân nhà”

Sức hấp dẫn của ngành hàng thực phẩm tại Việt Nam được thể hiện qua tốc độ tăng trưởng cao. Trong bối cảnh mới, doanh nghiệp (DN) trong nước đang phải chịu sự cạnh tranh gay gắt của sản phẩm nhập khẩu. Nếu chậm chân, DN Việt Nam có thể thua ngay trên “sân nhà”.

Mảnh đất màu mỡ

Theo bảng xếp hạng Top 500 DN tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam năm 2020 (Vietnam Report), ngành thực phẩm – đồ uống có tốc độ tăng 68,69%. Kinh tế ổn định là nền tảng cho sự tăng trưởng bùng nổ của ngành thực phẩm và đồ uống với sự gia tăng mở rộng chiếm lĩnh thị trường của cả DN trong và ngoài nước.

Ngành thực phẩm có tốc độ tăng trưởng nhanh

Bà Đinh Thị Mỹ Loan – Chủ tịch Danh dự Hiệp hội Các nhà bán lẻ Việt Nam – nhận định, Việt Nam có thị trường thực phẩm đồ uống tiềm năng, chiếm tỷ lệ cao nhất trong cơ cấu chi tiêu hàng tháng của người tiêu dùng Việt Nam với 35%. Thị trường gần 100 triệu dân cùng sự tăng trưởng của du lịch bùng nổ, sự phát triển của hệ thống bán lẻ, chắc chắn, thị trường nội địa rất lớn. Trong bối cảnh mới, các hiệp định như: Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) có hiệu lực, DN Việt Nam đang chịu sự cạnh tranh với các sản phẩm từ nước ngoài do chúng ta phải hạ thấp thuế quan. Nhiều sản phẩm vào việt Nam với thuế suất bằng 0% trong khi hiện tại có thể là 10 – 35%. “Nếu không có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, thực phẩm Việt không tránh khỏi kết cục thua ngay trên sân nhà” – bà Loan cảnh báo.

Không chỉ các nước Mỹ, Canada, Australia, ngay cả các nước ASEAN cũng đang có bước đi rất mạnh trong việc phát triển nền công nghiệp thực phẩm. Đây sẽ là mối đe dọa đối với chính các DN Việt Nam trong tương lai.

Nắm bắt tâm lý người tiêu dùng

Ông Hoàng Sơn Công – Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ khởi nghiệp và chuyển giao công nghệ ngành bán lẻ – chỉ ra, sự thiếu và yếu trong kết nối cộng đồng là điểm yếu của các DN Việt Nam. Việc này dẫn đến, nông sản từ sản xuất đến tiêu thụ phải đi qua 4 – 5 khâu.

Trong khi đó, theo bà Đinh Thị Mỹ Loan, DN Việt Nam đang chịu sự cạnh tranh rất gay gắt, quy mô sản xuất nhỏ lẻ, vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm, không chủ động được truyền thông thị trường, thiếu liên kết thông tin với nhà bán lẻ và người tiêu dùng, yếu về mẫu mã, bao bì, hạn chế về thương hiệu, ít được tiếp cận các chương trình nâng cao năng lực, phụ thuộc thương lái tự do, kỹ thuật và công nghệ, đào tạo con người còn rất yếu…. Một vấn đề nữa đó là, các DN Việt chưa thành công ở nội địa do tập trung xuất khẩu nhiều mà chưa chú trọng thị trường trong nước.

Theo các chuyên gia, mối quan tâm hàng đầu của người tiêu dùng Việt Nam là an toàn và sức khỏe. Chỉ riêng Hà Nội có 300 cửa hàng ẩm thực Nhật Bản, chưa kể Hàn Quốc, Nga, Thái Lan…, thậm chí những nhà hàng tưởng hiếm gặp như: Ấn Độ, Mông Cổ… đã có mặt ở Hà Nội. Điều này chứng tỏ “gu” ẩm thực của người dân Hà Nội rất hội nhập. Ngành thực phẩm được xác định là một trong những ngành công nghiệp mũi nhọn của Việt Nam, đóng vai trò quan trọng thúc đẩy xuất khẩu, tạo việc làm…

Ngành thực phẩm được xác định là một trong những ngành công nghiệp mũi nhọn của Việt Nam, đóng vai trò quan trọng thúc đẩy xuất khẩu.

Theo CT

14:00:46 22-07-2020

Sức hấp dẫn của ngành hàng thực phẩm tại Việt Nam được thể hiện qua tốc độ tăng trưởng cao. Trong bối cảnh mới, doanh nghiệp (DN) trong nước đang phải chịu sự cạnh tranh gay gắt của sản phẩm nhập khẩu. Nếu chậm chân, DN Việt Nam có thể thua ngay trên “sân nhà”. […]

Đối tác của chúng tôi