Biết tên và danh tiếng thầy qua những hội nghị, tọa đàm trong nước và quốc tế, chúng tôi đã nhiều lần hẹn gặp và hữu duyên có buổi trò chuyện cùng nhau. Thầy sinh ra tại Bình Định, nay thầy và gia đình sinh sống tại Hóc Môn, Tp. Hồ Chí Minh. Thầy nghiên cứu văn hóa phương Đông tới nay khoảng 40 năm và quá trình nghiên cứu có phần tư tưởng Tam giáo (Nho giáo – Lão giáo – Phật giáo).
Khi chúng tôi hỏi thầy phong thủy có từ bao giờ, xuất phát khởi nguồn từ đâu? Thầy cho biết, phong thủy đã có suốt 4.000 năm, từ đời vua Phục Hi sáng lập, tiếp theo là 3 vị thánh nhân: Văn Vương, Chu Công, Khổng Tử tiếp nối hoàn thiện và cũng từ đó các vị học giả về sau này tiếp tục hoàn thiện. Bộ môn phong thủy xuất phát từ Lão giáo.
Tại sao bộ môn phong thủy trong hiện tại ứng dụng mỗi thầy một khác, không đồng nhất như vậy mọi người biết dựa vào đâu để tin bộ môn này? Thầy có giải thích rằng: Hiện tại Việt Nam nói riêng, trên thế giới nói chung bộ môn phong thủy học chưa được các giáo sư, các học giả biên soạn thành giáo trình đưa vào các trường đại học để giảng dạy chính quy như những bộ môn khác, vì bộ môn phong thủy học này là đạo học, người ứng dụng phải bằng cái tâm cho nên tổ sư có dặn khi truyền thừa lại hậu tế không được truyền thụ một cách đại trà cho nhiều người vì trong số đông tất nhiên sẽ có những người vô tâm, vô đạo, đem tinh hóa này để tư lợi làm đảo lộn cuộc sống trong dân gian, chỉ được phép truyền lại cho những người có Tâm, có Tài, có Đức để hành đạo cứu người, không lợi dụng bộ môn phong thủy này để trục lợi cho bản thân mình.
Vấn đề thứ 2, đặc thù bộ môn phong thủy xuất phát và ứng dụng rộng cho 4 nước Đồng Văn: Trung Hoa, Nhật Bản, Triều Tiên, Việt Nam, mà 4 nước này từ lâu đời đã chịu sự cai trị của nền phong kiến, vua chúa cho nên bộ môn này được các vua chúa của các triều đại cất giữ trong Tàng Kinh Các để sử dụng cho giới thượng lưu hoàng tộc. Do yêu cầu người dân tín ngưỡng bộ môn phong thủy này nên các triều đại vua chúa đã ban lệnh cho các học giả thời ấy biên soạn những tài liệu để đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của nhân dân (vì chế độ phong kiến có chủ trương làm ngu dân để dễ cai trị).
Cho tới năm 1911, cuộc cách mạng của Tôn Trung Sơn (Cách mạng Tân Hợi), Tôn Trung Sơn đã phế bỏ nền phong kiến của triều đại nhà Thanh (vua Phổ Nghi) để lập nên đệ nhất cộng hòa, lúc đó không còn chế độ phong kiến vua chúa nữa nên tài liệu ấy được đưa ra thành lập Hàn lâm viện, các nhà nghiên cứu, các giáo sư, tiến sỹ biên soạn ra một đề tài phong thủy để phổ cập cho mọi người.
Mặt khác, dịch thuật từ Hán tự sang Quốc ngữ cũng có mặt hạn chế dẫn tới sự sai lệch, một số người viết sách nhưng kiến thức về bộ môn phong thủy chưa sâu sắc.
Thứ nhất là người không được truyền thừa theo phong thủy học chính thống mà tự nghiên cứu sách vở nên gặp những loại sách vở thời phong kiến viết để mị dân do đó kiến thức về bộ môn phong thủy không có cơ sở.
Thứ hai, những người hữu duyên được truyền thừa bộ môn phong thủy học chân chính thì có những việc làm chuyên chính trong bộ môn phong thủy, sở dĩ bộ môn phong thủy ứng dụng hiện tại có khác biệt giữa người này và người khác là như vậy.
Vậy cho nên những người muốn sử dụng bộ môn này cho gia đình trước tiên phải có sự lựa chọn, khi nghe vị thầy tư vấn chúng ta phải lắng nghe là “Văn, suy nghĩ đúng, phải, là “Tư” chắt lọc đúng sai là “Lự” như vậy ta mới tránh khỏi sự mê tín mù quáng trong bộ môn phong thủy học này.
Mặt khác, bộ môn phong thủy học có yếu tố tâm linh huyền bí được các thầy tổ xưa kia nghiên cứu, sáng tạo và phát triển, ngày nay quý thầy tư vấn hành đạo, không hành nghề mới ứng nghiệm và giúp mang lại cho chủ nhân hữu hiệu trong cuộc sống.
Qua tiếp xúc với thầy chúng tôi cảm nhận thầy đã cao tuổi nhưng vẫn có sở thích vui với nghệ thuật, tạo nên dáng cây cảnh, hòn non bộ gửi gắm tâm hồn, hòa mình với thiên nhiên tự tạo. Thầy vẫn nghiên cứu khảo cổ vật qua nhiều thời đại, đó cũng là đam mê suốt mấy chục năm qua, đồng thời thầy vẫn tư vấn định hướng cho khách hàng là các chủ doanh nghiệp, doanh nhân và các tầng lớp nhân dân khi hỏi về phong thủy nhà ở, văn phòng, nhà hàng khách sạn, xây dựng gia đình, nghệ thuật bon sai, cây cảnh… Thầy chỉ bảo tận tâm, chi tiết, hiệu quả hợp phong thủy nghệ thuật và khoa học.
Thầy vẫn dành một phần thời gian tọa đàm với người thân, con cháu và người yêu thích văn hóa, nhạc, thơ ca, viết thư pháp chữ Hán, truyền thụ những tinh hoa văn hóa của Tam giáo đồng nguyên. Thầy được các cơ quan, ban ngành và các tổ chức trong nước, quốc tế tặng nhiều bằng khen ghi nhận những đóng góp cho sự nghiệp bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc Việt Nam và khối Asean…
Theo Tạp chí in VHDNVN tháng 8/2023
(Thùy Dương)
VHDN: Thầy là người giản dị, tình cảm và đặc biệt có trí nhớ tuyệt vời, cùng kiến thức phong phú về văn hóa phương Đông, đúng với danh hiệu Nhà nghiên cứu Đông phương học, nghệ nhân Minh Chánh (Huỳnh Hữu Mẫn). Biết tên và danh tiếng thầy qua những hội nghị, tọa đàm […]