Bà quan niệm, “mái chùa là mẹ, mái đình là cha” và mộ đạo là cái riêng tư, mà những gì thuộc về riêng tư thì cần có một thái độ đúng mực. Đối với công việc điều hành doanh nghiệp, bà Liên rất tâm đắc với triết lý kinh doanh của G.M. Roach trong “Năng đoạn kim cương: “Bạn muốn được tốt đẹp trong kinh doanh, bạn muốn được thành công trong đời, nhưng bạn cũng có một bản năng mạnh mẽ mách bảo bạn rằng cuộc đời sẽ chẳng là bao nếu nó thiếu khía cạnh tâm linh” .
Theo Bà Nguyễn Thị Mai Liên, Phó ban Kinh tế Tài chính Trung ương giáo Hội Phật giáo Việt Nam, hầu hết những người hành hương trên thế giới đều muốn ghé thăm nơi Phật Đản sinh thành đạo, chuyển pháp luân và niết bàn một lần trong đời. Hành hương là nghi thức thắp hương đi nhiễu chung quanh tháp và điện Phật và cũng chỉ việc thắp hương lễ bái trước tượng Phật, Bồ tát…
Có thể nói, bà Liên là một doanh nhân “hướng Phật”. Trong lĩnh vực kinh doanh cũng như trong cuộc sống đời thường, bà luôn lấy những triết lý của nhà Phật làm kim chỉ nam để hành xử: “Sống giữa nhiều tiện nghi vật chất, con người ta cũng thường bị cuốn theo những đua chen, tham vọng và không bao giờ thỏa mãn mong cầu”. Thế nhưng đối với bà thì có lẽ niềm vui, hạnh phúc và sự an lạc chính là sự buông bỏ vật chất để quay về nương tựa ánh sáng Chánh pháp. “Giác ngộ” Phật pháp không chỉ là giác ngộ cho bản thân, mà còn là đem ánh sáng của Đạo Pháp đến với nhiều người xung quanh hơn; sự cần thiết phải “buông bỏ” để có thể sống thanh thản hơn.
Lý do khiến bà luôn đau đáu nỗi niềm hướng về Phật đó là: Bà thấy rằng, đời sống tâm linh rất cần thiết, nhưng đa số lại chạy theo đời sống vật chất mà quên đi đời sống tâm linh. Vì thế, việc cân bằng đời sống vật chất và tâm linh là rất cần thiết. Bà đã tìm hiểu về đạo Phật và phát tâm quy y Tam Bảo. Việc hành hương về cõi Phật chỉ đơn giản là bà muốn dành nhiều thời gian phụng sự Đạo Pháp, tu học theo lời Phật dạy khiến bà điềm tĩnh hơn và luôn tự nhủ lòng phải sống vì người khác nhiều hơn. Tiếp xúc gần gũi với các vị Tăng Ni, bà cảm nhận giá trị của Từ Bi – Trí Tuệ. Từ đó, nhận thức của bà về những việc mình làm cũng thay đổi. Nhận thấy những cống hiến, đóng góp của mình cho Đạo Pháp quá nhỏ bé, chưa bằng hạt cát, bà mong muốn có thể giúp cho nhiều người xung quanh có được lợi lạc từ cuộc sống tâm linh như bà. Nguồn lợi thu được từ doanh nghiệp, bà đều dùng vào việc hoằng pháp và làm từ thiện. Là người Phật tử mộ đạo, nên bà luôn coi trọng và hết lòng với cuộc sống gia đình. Từ đó, bà hướng các con của mình sống tốt đời đẹp đạo và dành tâm huyết của mình để làm từ thiện, và hành xử theo tinh thần từ bi và bao dung của đạo Phật, cứu người qua kiếp khổ hạnh, lầm than.
Bà luôn đi đầu trong các hoạt động thiện nguyện, xây dựng các công trình văn hóa tâm linh, mang niềm vui đến cho những người kém may mắn. Với triết lý sống nhân văn sâu sắc “Xây chùa – Tạo tượng – Đúc chuông / Cả ba việc ấy thập phương nên làm”, bà đã tâm lực và đạo lực của mình để xây dựng, tôn tạo nhiều đình chùa, gần đây nhất là chùa Liên Trì (xã Tuyết Nghĩa, Quốc Oai, Hà Nội); chùa Vĩnh Nghiêm (TP. HCM) được trang nghiêm, tạo thuận duyên giúp cho phật tử về tu tập để hoàn thành sứ mệnh Hoằng pháp – Lợi sinh. Ngôi chùa này không chỉ là nơi gửi gắm tâm nguyện, hoạt động tâm linh của người dân trong vùng mà còn là điểm dừng chân của khách du lịch thập phương.
Cũng tại ngôi chùa Vĩnh Nghiêm, bà Liên đã thực hiện Lễ phóng sinh cầu phúc thái dân an mục đích cầu quốc thái dân an. Cầu cho thiên hạ thái bình, chúng sanh dị độ, thể hiện lòng từ bi, bác ái, đánh thức tâm Bồ đề của chúng sinh, nhân rộng những hành động đẹp trong xã hội.
Những việc bà làm xuất phát từ cái tâm, lòng từ bi vô lượng cộng với tài năng vốn có đã giúp cho mọi người hướng thiện mà khó có ai sánh bằng, bà được cho là một vị “bồ tát sống” giữa đời thường.
PV
VHDN: Ngoài tài năng kinh doanh, bà Liên còn là người mộ đạo, tin vào thuyết nhân quả “ở hiền gặp lành” , thường xuyên tham gia các tổ chức xã hội hoạt động từ thiện để giúp đỡ những người, những địa phương đang gặp khó khăn. Bà quan niệm, “mái chùa là mẹ, mái […]