Sự kiện - chuyên đề:

Ông bộ đội nhà phât

Tác chiến lúc làm “địch”, lúc là ta

Ngày 21 tháng 02 năm 2019, khi đi cùng đoàn đến thăm Đại tướng Phạm Văn Trà ở 266 Thụy Khuê (Nhà khách Bộ Quốc phòng), tôi được ông kể cho nghe câu chuyện: – Là người chiến binh trong suốt chiều dài cuộc chiến tranh ông đã chứng kiến. Ông kể lại –  Tết Mậu Thân 1968, Mỹ ngán lắm muốn rút 56 vạn quân khỏi miền Nam, quân Thiệu có hơn một triệu. Tổng thống Lyndon B.Johnson nói dối nhân dân Mỹ là đã hết Việt Cộng, chiến thắng đang đến rất gần. Đùng một cái ta tập trung đánh, cả Sài Gòn rung chuyển… nên Johnson thôi không tranh cử tổng thống nữa. Trải qua 4 đợt đánh lớn, Mỹ không dám nhảy vào. Tuy về mặt quân sự, ta bị thương vong nhiều, nhưng về chính trị ta thắng lợi lớn, buộc Mỹ phải ký Hiệp định Paris.

Ông Phạm Văn Trà trải qua

Thực tế các cương vị “đầu binh, cuối cán”. Ông nói: – Năm 1968, Quân khu 9 ta chỉ còn lại một tiểu đoàn U Minh (tiểu đoàn trưởng là Dương Tử, tiểu đoàn phó là Phạm Văn Trà) địch triển khai khắp nơi, đơn vị rút về hậu phương rất khó khăn. Quân địch dồn dân trong ấp chiến lược, nhằm cô lập bộ đội, ép quân ta không trụ vững được…Bám nắm địch và đánh địch trong hoàn cảnh rất gian khổ như vậy, song bộ đội rất tin tưởng và quyết tâm cao. Chúng tôi vẫn tiếp tục chiến đấu đến mồng 3 – 9 – năm 1969 khi thông báo Bác Hồ mất! Quân địch gõ phèng phèng ra rả gọi chiêu hồi: “Hỡi các chiến binh Việt Cộng. Lãnh tụ đã mất rồi. Các ông như rắn mất đầu. Hãy ra hàng để hưởng lượng khoan hồng”… Lúc này, tiểu đoàn U Minh cực kỳ khó khăn. Có một số đồng chí người Nam Bộ báo cáo tình nguyện trở về vùng địch với lý do họ kêu gọi chiêu hồi, họ biết rõ chúng ta rất khó khăn, không còn trụ lại được, đặc biệt là các đồng chí nói tiếng Bắc sẽ không còn đất sống. Các đồng chí đã vào đây thì ở lại đây chiến đấu vì đồng bào. “Chúng tôi sẽ về để tìm cách tiếp tế… Nó đang đánh giặc đấy, đang chiến đấu vì Tổ quốc đấy.” Tao về. Chúng tao về. Nó sẽ nuôi chúng mày.Và, họ trở vào trong ấp chiến lược… Đúng thật! Chúng tôi đã thực hiện được ý đồ chiến lược của lực lượng vũ trang, quyết bám trụ cùng với dân. Khi Hiệp định Paris được ký, Mỹ rút khỏi miền Nam thì thế trận của ta ở Nam Bộ là loang da báo, ở Trung bộ và Tây Nguyên là thế cài răng lược, hoàn toàn đúng với phương châm chỉ đạo tác chiến của cấp trên.

Bộ trưởng Phạm Văn Trà nói tiếp: – Về mặt chiến thuật, chiến tranh du kích,…được vận dụng xuyên suốt cho đến cuộc kháng chiến thắng lợi, sau này cho đến lúc tôi được giao nhiệm vụ chỉ đạo làm Đường Tuần tra Biên giới và Đường Tuần tra trên biển cũng mang ý thức đó. Với biển Đông, Quân khu 9 có biển rộng, cận kề với nước láng giềng và đường hải phận quốc tế. Các đảo Thổ Chu, Hòn Khoai, Phú Quốc được tăng cường bảo vệ và ổn định, giúp cho cuộc sống người dân được yên vui.

Ông rất quan tâm đến những người ngư phủ. Những ngôi mộ gió… là nỗi lòng của người dân. Ông trao đổi với lực lượng Hải quân, Cảnh sát biển, các lực lượng tuần tra trên biển phải sẵn sàng ứng cứu, hỗ trợ người dân bám biển làm kinh tế.

Với lòng kính trọng và tình cảm với ông, chúng tôi đến thăm nơi ông ở, thấy ông vẫn sống như một ông sư độc thân, chăm làm phận sự nhà Phật, tự chăm sóc mình, đúng với cái hạnh của chiến binh thời Trần. Ông đã chỉ huy và trực tiếp tham gia chiến đấu thực hiện trọn vẹn nghĩa vụ quốc tế với nhân dân Campuchia. Năm 1979, quân đội nhân dân Việt Nam đã giúp Quân đội Campuchia đánh đổ Khmer Đỏ, theo tinh thần quốc tế thay thế UNTAC bảo vệ nhân dân Campuchia. Và, quân đội Việt Nam khi hoàn thành nghĩa vụ Quốc tế cao cả giúp dân tộc Campuchia khỏi họa diệt chủng đã rút quân về nước năm 1989. Chính vì thế nên Quân đội nhân dân Việt Nam đã có tên là “Quân đội Nhà Phật”, và ông đã là một chiến binh xuất sắc.

Xây dựng Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử

Ông Phạm Văn Trà nhận thấy ngôi chùa nhỏ ở làng quê, không chỉ là nơi dạy chữ, dạy võ nghệ, mà khi quốc gia hữu sự thì những nhà sư sẵn sàng làm lễ hoàn tục để tham gia kháng chiến. Đạo với Đời gắn bó hòa quyện.

“Cởi áo cà sa khoác chiến bào/ Tuốt gươm, bồng súng diệt binh đao

Ra đi quyết rửa thù cứu nước/ Vì nghĩa quên thân hiến máu đào”

Ông tự hào nói: – Về hưu, tôi chỉ mong được sống như người dân bình thường, sống lành, làm việc có ích. Ông đã đi kêu gọi xây dựng được sáu ngôi chùa hoàn chỉnh theo phái Thiền viện Trúc Lâm ở 6 tỉnh như: Thiền viện Phú Quốc 5ha, thiền viện Cần Thơ 3,9ha, thiền viện Trà Vinh 9ha, thiền viện Hậu Giang 6ha, thiền viện Bạc Liêu 18ha, thiền viện Tiền Giang 48ha. Ở Vĩnh Long có thiền viện cũ, dự định sẽ xây tiếp thiền viện ở Bến Tre. Bốn cái thiền viện ông còn đang vận động xây dang dở là: Đồng Tháp 9ha, Cà Mau 9ha, An Giang 18ha, Bạc Liêu thêm một chùa nữa 5,9ha … đúng với tinh thần tín ngưỡng bản địa và tôn giáo. Ông kể tiếp, hồi nhỏ lúc còn đi học ở trong chùa, ông đã tiết kiệm từng đồng tiền nhỏ, ông đã tích cóp tiền lương của riêng ông để hoàn thiện ngôi chùa ở quê nhà Bắc Ninh. Câu chuyện nhỏ ấy, không ngờ lại được Thủ tướng Võ Văn Kiệt khi ấy để tâm. Trong một dịp gặp mặt, Thủ tướng nói như giao nhiệm vụ, cho phép tôi đi xây chùa mang tư tưởng của thiền phái Trúc Lâm Yên Tử. Đức vua Trần Nhân Tông là Phật Hoàng! “Ngài có một cuộc đời thật sự anh hùng  trong toàn lịch sử nhân loại, chỉ có một vài lãnh đạo đất nước đã từ bỏ quyền lực và giàu sang để làm gương về sự giản dị và đạo đức cho thế hệ mai sau. Một sự hy sinh không chút vị kỷ của ông đối với đất nước

Vua Trần Nhân Tông đã

“Để lại sau lưng những cung điện vàng son / Những ngọc ngà châu báu

Những cung tần mỹ nữ / Ta đến với rừng thiêng Yên Tử

Gió trăng ơi xin hãy đón ta về!”.

Tín ngưỡng tôn giáo Phật bản địa tư tưởng Nhà Trần đã giúp cho sức mạnh dân tộc Việt Nam thế kỷ XIII, tạo nên một văn hóa đẹp cho nhân loại. Đến thế kỷ XX, cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam cũng được gọi là cuộc kháng chiến thần thánh. Khối đại đoàn kết dân tộc là như thế. Chiến đấu vì Tổ quốc!

Nhớ câu: “Mái chùa che chở hồn dân tộc, nếp nhà gia hóa nghiệp tổ tông”, ông Phạm Văn Trà đi xây chùa theo đề xuất của Thủ tướng Võ Văn Kiệt, theo nguyện vọng của nhân dân, tiếp bước Đại Lão Hòa thượng Thích Thanh Từ xây Thiền viện Trúc Lâm, thực hiện lý tưởng lãnh tụ Hồ Chí Minh khi còn là Thầu Chín ở Thái Lan là đi xây dựng chùa. Ông nói: – Anh Mười Cúc kể hồi nhỏ thường hay theo bà đi lễ Phật từ trước khi có Đảng Cộng sản Đông Dương. Ông Phạm Văn Trà vẫn đi lại thăm hỏi những người thuộc cấp mà ông có tình cảm gắn bó, giúp đỡ họ bằng đồng lương của mình. Dường như về hưu, ông còn bận hơn lúc tại chức. Trước đây, ông bị gút, từ lúc tham gia vào công việc xã hội thì thấy ông khỏe ra, thanh thản, khí sắc tốt hơn trước rất nhiều. Ông bảo, không phải tịnh độ ở đâu, ông tự “tịnh” lấy bản thân bằng phương pháp thiền của thiền phái Trúc Lâm Tam Tổ…

Dự thảo Nghị Quyết 15

Khi đang là Bộ Trưởng Bộ Quốc phòng, có lần ông Phạm Văn Trà mặc thường phục đen, đội mũ bê rê đen đi bộ trên đường Trần Phú (Ba Đình, Hà Nội). Tôi nhận ngay ra ông, liền dắt xe đạp lên vỉa hè, chào, hỏi thăm sức khỏe, rồi xin trao đổi với ông đôi điều về Dự thảo Nghị Quyết 15 của Đại hội Đảng III là của Đại tướng, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp, cấp thiết cho việc “chỉnh huấn mùa xuân” Đảng Lao động Việt Nam.

Tôi nói rằng:

Do các thế lực phản đông quốc tế chống phá việc thi hành hiệp định Gioneve 1954 nên ta phải ra Nghị quyết 15 để chống lại. Ông Hoàng Tùng nguyên Bí thư Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, Trưởng Ban Tuyên huấn Trung ương, Tổng Biên tập báo Nhân Dân, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam đã kể với cháu tại nhà riêng ở số 6, phố Đường Thành (Hà Nội) là: “ Để chuẩn bị cho Hội nghị Trung ương lần thứ 15 (khóa hai) mở rộng, chuẩn bị cho Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ ba sẽ họp vào tháng 09/1960, Bác Hồ và Bộ Chính trị đã giao cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp viết Dự thảo Nghị Quyết 15 Đảng Lao động Việt Nam.

Mùa hè năm 1957, tổ ba người gồm có: Đại tướng Võ Nguyên Giáp, tôi (tức Hoàng Tùng) và Trần Quang Huy (tức Trần Việt Phương lúc ấy là Chánh Văn phòng Trung ương Đảng, Phó Thường trực Ban Tuyên huấn Trung ương) xuống khu nghỉ mát Pa-gốt-đông ở Đồ Sơn (Hải Phòng) thực hiện nhiệm vụ.Chúng tôi làm việc với nhau nhiều đợt, mỗi đợt nhiều buổi…

Trước việc Chính phủ Mỹ can thiệp vào Việt Nam, chúng tôi cũng được nghe Đại tướng Võ Nguyên Giáp nói nhiều về mong muốn hòa bình của toàn dân, căn cứ vào thực tiễn, chủ động đưa ra giải pháp đấu tranh vũ trang khi cần thiết, kết hợp với đấu tranh chính trị và đấu tranh ngoại giao, trên tinh thần đoàn kết dân tộc, để tiến tới giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp nói ý nguyện của Bác Hồ, nhân dân ta còn phải tiếp tục chống đế quốc Mỹ xâm lược, chúng ta phải biết tranh thủ mọi thời cơ thuận lợi để thực hiện hòa bình thống nhất nước nhà, về đường lối xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, làm cơ sở cho cuộc cách mạng giải phóng miền Nam, và chúng tôi có nhiệm vụ chấp bút… Rồi nộp, để Đại tướng xem xét cùng chỉnh sửa… Bản Dự thảo phải viết đi viết lại, sửa chữa nhiều lần, rồi gửi lên Bác Hồ và Bộ Chính trị xin ý kiến, được góp ý chu đáo và lại tiếp tục chỉnh sửa… Bác Hồ nhấn mạnh chỉ đấu tranh vũ trang khi tình thế bắt buộc. Khoảng cuối năm 1958, bản Dự thảo Nghị Quyết 15 do Đại tướng Võ Nguyên Giáp chỉ đạo, có tôi và Trần Quang Huy (chính là Trần Việt Phương) chấp bút đã viết xong. Lúc này, anh Lê Duẩn ở miền Nam ra Hà Nội. Khi bản Dự thảo cuối cùng chuyển lên xin ý kiến Bác Hồ, được Bác Hồ và từng Ủy viên Bộ Chính trị tán thành. Anh Lê Duẩn gặp riêng tôi và Trần Quang Huy bổ sung viết một số ý kiến vào bản Dự thảo Nghị Quyết 15 thực tế của Nam Bộ/ miền Nam. Xin nhấn mạnh là, cả tôi, Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Trần Quang Huy trước đó chưa được đọc Đề cương cách mạng miền Nam của đồng chí Lê Duẩn…”

Nắng nhạt dần, đi bên ông đến cuối con đường, tôi cứ rạo rực một niềm tin, Nghị quyết của Đảng đúng đắn, đội ngũ cán bộ tuyệt đối trung thành và vì lợi ích của nhân dân, của dân tộc, đoàn kết thống nhất, được tổ chức chặt chẽ, luôn là nguồn lực quyết định đưa cách mạng đến thắng lợi hoàn toàn.

Trần Minh Thu

16:20:22 15-08-2019

Tác chiến lúc làm “địch”, lúc là ta Ngày 21 tháng 02 năm 2019, khi đi cùng đoàn đến thăm Đại tướng Phạm Văn Trà ở 266 Thụy Khuê (Nhà khách Bộ Quốc phòng), tôi được ông kể cho nghe câu chuyện: – Là người chiến binh trong suốt chiều dài cuộc chiến tranh ông […]

Đối tác của chúng tôi