Triển khai thực hiện từ năm 2018, chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” OCOP đã trở thành một phong trào sâu rộng, thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp sáng tạo ở nông thôn và nhận được sự hưởng ứng tích cực từ người dân trên địa bàn toàn tỉnh Nghệ An. Có nhiều chuyển biến tích cực với sự xuất hiện ngày càng nhiều mô hình hay, cách làm hiệu quả, sáng tạo, góp phần đưa sản phẩm nông nghiệp của tỉnh tăng về số lượng, phong phú và đa dạng về chủng loại, có chất lượng tốt và giá trị kinh tế cao.
Gia đình anh Nguyễn Đình Ân, chủ trại cam Ân Thơm, xóm Đồng Trung, xã Đồng Thành, huyện Yên Thành (Nghệ An), xã viên HTX cam Đồng Thành – thuộc chỉ dẫn địa lý cam Vinh, thực hiện mô hình cam Việt-Gáp, theo hướng sản xuất nông nghiệp sạch và quản lý dịch hại tổng hợp của Tập đoàn Lộc Trời nên sản phẩm cho chất lượng rất cao. Năm 2023 gia đình anh có 3 vụ cam bội thu, mỗi vụ cho năng suất từ 20 – 25 tấn. Trừ các khoản đầu tư, chi phí nhân công, mỗi năm gia đình anh có lãi gần 500 triệu đồng.
Thực hiện trong điều kiện khó khăn do điểm xuất phát thấp, nguồn lực hạn chế, dịch bệnh kéo dài và khí hậu khắc nghiệt nhưng sau 5 năm thực hiện chương trình toàn tỉnh đã có 562 sản phẩm được công nhận đạt hạng OCOP 3 sao trở lên. Trong đó có 1 sản phẩm đạt chuẩn 5 sao, 35 sản phẩm đạt chuẩn 4 sao; 11/28 điểm du lịch nông thôn, 110/701 Hợp tác xã có 184 sản phẩm, chiếm 31,8% số sản phẩm OCOP trên toàn tỉnh, đứng thứ 2 cả nước sau Hà Nội và được bình chọn là 1 trong 10 kết quả nổi bật năm 2021.
Khơi dậy tiềm năng, thế mạnh của các địa phương đã thúc đẩy ngành nghề nhiều vùng nông thôn phát triển. Chương trình đã giúp khoảng 2.300 lao động có việc làm thường xuyên và 1.800 – 2.000 lao động thời vụ, thu nhập bình quân từ 3,5 – 4,5 triệu đồng/ người/tháng. Đặc biệt, phát huy được vai trò phụ nữ và đồng bào dân tộc thiểu số như sản phẩm dệt thổ cẩm gắn với du lịch cộng đồng Homstay bản Hoa Tiến, xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu; bản Khe Rạn, xã Bồng Khê; bản Nưa, xã Yên Khê, huyện Con Cuông… Các sản phẩm OCOP đều có truy xuất nguồn gốc, mẫu mã, bao bì đẹp, đa dạng, thân thiện với môi trường, phù hợp với nhu cầu thị trường và trở thành sản phẩm chủ lực của tỉnh như sản phẩm của các đơn vị: Công ty CP Dược liệu Pù Mát, Công ty CP Khoa học công nghệ Tảo VN, HTX Nông nghiệp Sen Quê Bác… Đặc biệt, nhóm 5 sản phẩm đèn lồng treo của Công ty TNHH Đức Phong đạt chuẩn OCOP 5 sao, nhiều năm xuất khẩu sang thị trường các nước Pháp, Hà Lan, Đức, Thụy Sỹ, Đan Mạch, Ý…
Nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm cho thời gian tới, ông Nguyễn Hồ Lâm, Phó Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn cho biết: Tăng cường công tác chỉ đạo, điều hành, kiểm tra, giám sát kết quả và chất lượng thực hiện chương trình OCOP. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, đào tạo, tập huấn để cán bộ quản lý, phụ trách chương trình và chủ cơ sở sản xuất hiểu rõ lợi ích, giá trị kinh tế khi tham gia chương trình.
Tổ chức sản xuất gắn với quy hoạch và phát triển vùng nguyên liệu đặc trưng tại địa phương, góp phần bảo tồn, duy trì cảnh quan nông thôn và bảo vệ môi trường sinh thái.
Hồng Sơn
(Theo Tạp chí in VHDNVN tháng 8/2024)
VHDN: Chương trình OCOP đã tạo hiệu ứng tích cực, giúp nhiều địa phương của tỉnh Nghệ An có điều kiện phát triển các sản phẩm đặc trưng, truyền thống của mình. Các sản phẩm OCOP đáp ứng được nhu cầu người tiêu dùng về tính truyền thống, đặc sắc, chất lượng, vệ sinh an […]