Sự kiện - chuyên đề:

Sức sống mới trên vùng đất tái định cư huyện Thanh Chương

VHDN: Để hoàn thành và bàn giao mặt bằng lòng hồ Thủy điện Bản Vẽ đúng tiến độ, bắt đầu từ năm 2006, lần lượt 11 thôn bản thuộc 2 xã Kim Đa và Hữu Dương di dời đến tái định cư, khai hoang vùng đất thuộc 2 xã Hạnh Lâm và Thanh Mỹ, huyện Thanh Chương, bắt đầu cho việc xây dựng cuộc sống tại xã mới, bản mới trên vùng đất tái định cư huyện Thanh Chương.

Nằm ở phía Tây Nam huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An, vùng đất Thanh Sơn chỉ là vùng đồi núi với rừng cây thấp hoang vu thuộc địa phận 2 xã Hạnh Lâm và Thanh Mỹ. Thực hiện chiến lược phát triển Điện lực Quốc gia giai đoạn 2005 -2015, công trình Thủy điện Bản Vẽ – công trình Thủy điện lớn nhất Bắc miền Trung được khởi công xây dựng trên dòng sông Nặm Nơn thuộc địa phận huyện Tương Dương. Để hoàn thành và bàn giao mặt bằng lòng hồ Thủy điện Bản Vẽ đúng tiến độ, bắt đầu từ năm 2006, lần lượt 11 thôn bản thuộc 2 xã Kim Đa và Hữu Dương di dời đến tái định cư, khai hoang vùng đất thuộc 2 xã Hạnh Lâm và Thanh Mỹ, huyện Thanh Chương, bắt đầu cho việc xây dựng cuộc sống tại xã mới, bản mới trên vùng đất tái định cư huyện Thanh Chương. Theo Nghị định số: 07/NĐ-CP ngày 09 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ: 3.650 nhân khẩu của xã Kim Đa; 1.598 nhân khẩu của xã Hữu Dương được chuyển về tái định cư tại 2 xã Hạnh Lâm và xã Thanh Mỹ, huyện Thanh Chương thành lập nên xã Thanh Sơn.

Như vậy, từ năm 2009, xã Thanh Sơn chính thức có tên trên bản đồ hành chính huyện Thanh Chương với diện tích tự nhiên là 7.387,09 ha, gồm 16 thôn bản với 5.248 nhân khẩu và 7 hệ dân tộc cùng sinh sống. Dưới sự lãnh đạo của Huyện ủy, UBND huyện Thanh Chương, sự giúp đỡ tạo điều kiện của các ban, ngành, đoàn thể trong huyện, cùng sự giúp đỡ, động viên có hiệu quả về tinh thần, vật chất của BQL Dự án thủy điện II, và các địa phương trong huyện, Nhân dân và cán bộ 2 xã Hạnh Lâm và Thanh Mỹ, đặc biệt là xã Hạnh Lâm, ngay từ những ngày đầu tiên xã mới được thành lập, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân xã Thanh Sơn đã đoàn kết, tập trung lãnh đạo khắc phục khó khăn, phát huy mọi tiềm năng và nguồn lực thực hiện công cuộc đổi mới, tạo nên sự phát triển toàn diện và đạt được nhiều thành tựu to lớn trên tất cả các lĩnh vực.

Chặng đường xây dựng và trưởng thành, bà con Nhân dân đã mang theo tên làng, tên bản về đây chung tay xây dựng quê hương mới, tạo nên bản sắc đậm đà của văn hóa vùng miền, văn hóa truyền thống của các dân tộc được nâng niu, bảo tồn, phát huy và phát triển, cũng như khẳng định quyết tâm tiếp tục phấn đấu vươn lên mạnh mẽ trong sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh CNH, HĐH, xây dựng nông thôn mới trong thời kỳ hội nhập và phát triển.

Theo Tạp chí in VHDNVN tháng 8/2023

(Lâm Oanh)

13:49:47 09-08-2023

VHDN: Để hoàn thành và bàn giao mặt bằng lòng hồ Thủy điện Bản Vẽ đúng tiến độ, bắt đầu từ năm 2006, lần lượt 11 thôn bản thuộc 2 xã Kim Đa và Hữu Dương di dời đến tái định cư, khai hoang vùng đất thuộc 2 xã Hạnh Lâm và Thanh Mỹ, huyện […]

Đối tác của chúng tôi