Kể từ khi có thông tin lên quận, ở các xã dọc cao tốc Láng – Hòa Hòa Lạc thuộc địa phận huyện Hoài Đức, giá đất nền có dấu hiệu tăng. Theo khảo sát, hiện các lô được chào bán ở An Khánh chủ yếu là đất ngõ, mức giá giao dịch dao động chủ yếu ở ngưỡng 20 – 30 triệu đồng/m2. Một số lô đất cạnh các trục đường có dự án, giá lên đến 40- 50 triệu đồng/m2.
Tại huyện Đông Anh, là địa bàn có vị trí chiến lược trên trục cao tốc Nhật Tân – Nội Bài. Cách đây một 1 năm, đất khu vực đê tả sông Hồng (thuộc huyện Đông Anh) giá khoảng 17 triệu đồng/m2 nhưng hiện tại đã trên 30 triệu đồng/m2. Giá đất tại nhiều con ngõ rộng tầm 3m dọc trục đường Võ Nguyên Giáp, đoạn thuộc xã Vĩnh Ngọc lên đến 50 triệu đồng/m2, một số ngõ nhỏ hơn giá đất cũng có thể lên đến 30 triệu đồng/m2. Một số khu vực xa hơn như Bắc Hồng, giá đất hiện tại cũng có thể lên đến 10 – 12 triệu đồng/m2, cao gấp 4 lần so với thời điểm sốt đất Đông Anh giai đoạn 2008.
Cũng theo khảo sát, tại huyện Thanh Trì trong thời gian gần đây, cũng tăng “chóng mặt”. Mỗi lô đất tại đây hiện được giao dịch ở mức 55 triệu/m2 – 70 triệu/m2 tùy vị trí và diện tích. Trước đó, năm 2017 – 2018 giá đất ở khu vực này dao động từ 35 triệu/m2 – 50 triệu/m2.
Trao đổi về thực trạng này, một số chuyên gia BĐS cho rằng, người dân tìm mua các sản phẩm BĐS để đón đầu trước khi hạ tầng kỹ thuật ở các khu vực này được hoàn thiện, sẽ làm cho giá trị BĐS tăng cao hơn. Hiện nay, kinh tế Việt Nam đang phục hồi; các ngân hàng không cho vay dưới chuẩn… nên tại khu vực này khó có thể xảy ra bong bóng ở thời điểm hiện tại. Tuy nhiên vậy, các chuyên gia cũng không quên nhắc lại bài học từ huyện Từ Liêm tách thành 2 quận Nam Từ Liêm và Bắc Từ Liêm, giá đất đã “sốt” trong thời điểm chuẩn bị lên quận nhưng sau khi lên quận thị trường BĐS khu vực này lại trầm lắng, trong khi vị trí của huyện Từ Liêm trước khi lên quận thuận lợi hơn rất nhiều so với các huyện Hoài Đức, Đông Anh, Gia Lâm.
Còn ông Nguyễn Văn Đính – Tổng thư Thư ký Hội môi giới Bất động sản cảnh tỉnh, ở Đông Anh, hay Vân Đồn, (Phú Quốc,) chính vì chạy theo những tin đồn kiểu như lên huyện, thành đặc khu mà giá trị BĐS tại các địa phương này đã bị thổi lên, bị đẩy giá làm phá vỡ hệ thống quy hoạch, làm méo mó, hỗn loạn thị trường BĐS, không mang lại ích cho cả địa phương, xã hội và thị trường.
Do đó, ông Đính lưu ý, dù là huyện hay lên quận đều phải có cá tiêu chuẩn, tiêu chí rất rõ ràng, đi cùng với các yêu cầu về đầu tư, phát triển hạ tầng đồng bộ mới phát triển được.
Để tránh rủi ro không đáng có bởi những thông tin do “cò đất”, Luật sư Đoàn Minh Học (Đoàn Luật sư TP. Hà Nội) khuyến cáo người dân, nếu có nhu cầu mua, cũng cần phải thận trọng trước những thông tin rao bán trên mạng Internet, để tránh trường hợp mất quá nhiều tiền cho môi giới. Trước khi giao dịch cũng nên khảo sát kỹ giá trị thật của sản phẩm.
Theo TNMT
Thông tin 4 huyện Thanh Trì, Đông Anh, Hoài Đức, Gia Lâm sẽ lên quận vào năm 2020 khiến giá đất nơi đây được thổi bùng lên gấp nhiều lần. Vì vậy, các nhà tư vấn bất động sản khuyến cáo giới đầu tư đất cần hết sức thận trọng khi quyết định mua. Kể […]