Sự kiện - chuyên đề:

Thanh Hóa: Hoạt động khuyến công hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng thị trường

VHDN: Thời gian qua, bằng nguồn kinh phí khuyến công của Trung ương và của tỉnh, Trung tâm Khuyến công và Tiết kiệm năng lượng (Sở Công Thương) đã triển khai thực hiện nhiều chương trình hỗ trợ doanh nghiệp (DN) đổi mới thiết bị, công nghệ sản xuất. Cùng với đó, các chương trình xúc tiến thương mại cũng hỗ trợ tích cực cho các chủ thể tăng cường kết nối và mở rộng thị trường tiêu thụ.

 

Với đề án này, trong giai đoạn 2018-2020, nguồn kinh phí khuyến công đã hỗ trợ các DN, cơ sở công nghiệp nông thôn trên địa bàn tỉnh phát triển chế biến lâm sản, với tổng kinh phí hỗ trợ 6,5 tỷ đồng, bao gồm: Hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến trong chế biến lâm sản cho 11 đơn vị; hỗ trợ xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật trong chế biến lâm sản cho 4 đơn vị; tổ chức 1 hội thảo nâng cao năng suất chất lượng, phát triển chế biến lâm sản cho 150 đại biểu. Cùng với nguồn lực của DN, các chương trình hỗ trợ này bước đầu đã giúp các DN được thụ hưởng như: Công ty CP Công nghiệp gỗ Trường Sơn, Công ty TNHH Triệu Thái Sơn, Công ty TNHH Xuyên Bình… tiếp cận thêm một số thị trường xuất khẩu mới như: Mỹ, Ấn Độ, Thái Lan, Đài Loan và Hàn Quốc…

Hệ thống máy móc mới được hỗ trợ đầu tư tại Công ty TNHH Lâm sản Đại Phát.

Giai đoạn 2023-2025, Đề án KCQG tiếp tục triển khai hỗ trợ các cơ sở, DN đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, máy móc thiết bị công nghệ cao trong chế biến lâm sản. Trong năm 2023, với nguồn kinh phí 3,7 tỷ đồng, đề án đã hỗ trợ máy móc thiết bị tiên tiến trong chế biến lâm sản cho 9 đơn vị; hỗ trợ xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật trong chế biến lâm sản cho 1 đơn vị.

Theo Trung tâm Khuyến công và Tiết kiệm năng lượng, cùng với hỗ trợ ứng dụng máy móc, thiết bị tiên tiến vào sản xuất, hỗ trợ mô hình trình diễn kỹ thuật, từ năm 2023 đến nay, đơn vị cũng hỗ trợ cho các DN trên địa bàn tỉnh tham gia hơn 10 hội chợ trong nước; tổ chức nhiều phiên chợ kết nối cung cầu quảng bá giới thiệu sản phẩm, để tìm kiếm kết nối thêm khách hàng, thị trường mới.

Thanh Hóa hiện có khoảng 21.000 DN đang hoạt động, trong đó hơn 90% là các DN nhỏ và siêu nhỏ, cần hỗ trợ thêm nguồn lực để đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh. Theo kế hoạch, giai đoạn 2022-2025, tỉnh Thanh Hóa sẽ được thụ hưởng nguồn kinh phí gần 40 tỷ đồng để triển khai các chương trình khuyến công. Đây sẽ là động lực quan trọng giúp các DN tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh, mở rộng thị trường.

 

Phương Giang

(Theo Tạp chí in VHDNVN tháng 9/2024)

15:46:55 10-09-2024

VHDN: Thời gian qua, bằng nguồn kinh phí khuyến công của Trung ương và của tỉnh, Trung tâm Khuyến công và Tiết kiệm năng lượng (Sở Công Thương) đã triển khai thực hiện nhiều chương trình hỗ trợ doanh nghiệp (DN) đổi mới thiết bị, công nghệ sản xuất. Cùng với đó, các chương trình […]

Đối tác của chúng tôi