Lũy kế đến nay, toàn tỉnh Thanh Hóa có 13 đơn vị cấp huyện, 363/465 xã, 717 thôn bản miền núi đạt chuẩn nông thôn mới; 97 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; 23 xã, 479 thôn, bản đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và 479 sản phẩm OCOP. Sản xuất công nghiệp – xây dựng của Thanh Hóa đạt kết quả tích cực. Đa số các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trên địa bàn tỉnh duy trì tốt hoạt động sản xuất, bắt đầu thích ứng linh hoạt trước các biến động của thị trường. Các doanh nghiệp sản xuất đặc thù, như: Lọc hóa dầu Nghi Sơn, thủy điện, nhiệt điện, xi măng… sản xuất xuyên Tết. Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) quý I ước tăng 20% so với cùng kỳ.
Các ngành dịch vụ của Thanh Hóa đạt kết quả nổi bật, nhất là giá trị xuất khẩu tăng 40,1%. Đây là mức tăng cao nhất của quý I trong 4 năm. Trong quý, doanh thu bán lẻ hàng hóa và một số ngành dịch vụ cũng tăng 10,3%, tổng lượng khách du lịch tăng 10%, doanh thu du lịch tăng 16,5%, vận chuyển hành khách tăng 11,3%…Đặc biệt, thu ngân sách nhà nước trên địa bàn quý I ước đạt 13.356 tỷ đồng, bằng 37,6% dự toán, tăng 31,5% so với cùng kỳ; trong đó, thu nội địa ước đạt 8.656 tỷ đồng, bằng 39,3% dự toán, tăng 46%; thu từ hoạt động xuất nhập khẩu ước đạt 4.700 tỷ đồng, bằng 34,7% dự toán, tăng 11,1%.
Huy động vốn đầu tư phát triển quý I ước đạt 31.681 tỷ đồng, bằng 23,5% kế hoạch, tăng 7,1% so với cùng kỳ. Hoạt động đối ngoại gắn với xúc tiến đầu tư được đẩy mạnh. Tính đến ngày 14/3/2024, toàn tỉnh đã thu hút được 25 dự án đầu tư trực tiếp (trong đó có 4 dự án FDI), tăng 75,5% so với cùng kỳ, với tổng vốn đăng ký đầu tư khoảng 3.419 tỷ đồng và 60,6 triệu USD.
Đây là kết quả và là bàn đạp mạnh mẽ để Thanh Hóa hoàn thành mọi chỉ tiêu đề ra trong năm 2024.
Theo Tạp chí in VHDNVN tháng 4/2024
(Hoàng Dũng)
VHDN: Quý I, các ngành dịch vụ của Thanh Hóa đạt kết quả nổi bật, nhất là giá trị xuất khẩu tăng 40,1%. Đây là mức tăng cao nhất của quý I trong 4 năm. Trong quý, doanh thu bán lẻ hàng hóa và một số ngành dịch vụ cũng tăng 10,3%, tổng lượng khách […]