Sự kiện - chuyên đề:

Thế mạnh phát triển của Đắk Lắk

VHDN: Đắk Lắk nổi tiếng hấp dẫn khách du lịch trong và ngoài nước không chỉ có những điểm du lịch đẹp của tự nhiên với những đặc sản và nguồn ẩm thực đặc trưng mà còn thu hút bởi những nét văn hoá về con người, về phong tục tập quán và những nét sinh hoạt vừa dân dã vừa hiện đại trong thời kỳ đổi mới. Đó là cơ sở, thế mạnh để mở rộng liên kết phát triển kinh tế – xã hội, hợp tác đầu tư trong nước và quốc tế.

 

Đắk Lắk là tỉnh nằm ở trung tâm vùng Tây Nguyên, có vị trí chiến lược quan trọng trên nhiều lĩnh vực đối với vùng và cả nước. Diện tích tự nhiên là 13.070,41km2 (đứng thứ 4 cả nước), trong đó diện tích đất sản xuất nông nghiệp cao nhất toàn quốc (657.728ha). Hiện nay, dân số của tỉnh có khoảng 1,9 triệu người (chiếm 34% dân số Tây Nguyên), đứng thứ 10 cả nước; đặc biệt, đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) chiếm khoảng 36% dân số toàn tỉnh, với 49 dân tộc cùng sinh sống. Tỉnh có hệ thống đường bộ, đường hàng không thuận lợi, là nơi mang vẻ đẹp hùng vĩ của một cao nguyên rộng lớn, có một nhịp sống thân thiện, hiện đại đang phát triển từng ngày. Nổi tiếng hấp dẫn khách du lịch trong và ngoài nước không chỉ có những điểm du lịch đẹp của tự nhiên với những đặc sản và nguồn ẩm thực đặc trưng mà còn thu hút bởi những nét văn hoá về con người, về phong tục tập quán và những nét sinh hoạt vừa dân dã vừa hiện đại trong thời kỳ đổi mới. Đó là cơ sở, thế mạnh để mở rộng liên kết phát triển kinh tế – xã hội, hợp tác đầu tư trong nước và quốc tế.

Ảnh minh họa

Yếu tố tài nguyên đem lại sự phát triển của Đắk Lắk

Một trong những tài nguyên lớn được thiên nhiên ban tặng cho Đắk Lắk đó là tài nguyên đất. Toàn tỉnh có diện tích tự nhiên là 13.085 km2, trong đó chủ yếu là nhóm đất xám, đất đỏ bazan và một số nhóm khác như: đất phù sa, đất gley, đất đen. Đất đỏ bazan còn có tính chất cơ lý tốt khả năng giữ nước và hấp thu dinh dưỡng cao… thích hợp với các loại cây công nghiệp có giá trị kinh tế như cà phê, cao su, chè, hồ tiêu… và nhiều loại cây ăn quả đặc biệt là sầu riêng, cây công nghiệp ngắn ngày khác. Đây là một lợi thế rất quan trọng về điều kiện phát triển nông nghiệp của tỉnh Đắk Lắk. Diện tích đất có rừng của Đắk Lắk là 608.886,2 ha, trong đó rừng tự nhiên là 594.488,9 ha, rừng trồng là 14.397,3 ha. Rừng Đắk Lắk phong phú và đa dạng, thường có kết cấu 3 tầng: cây gỗ, có tác dụng phòng hộ cao; có nhiều loại cây đặc sản vừa có giá trị kinh tế, vừa có giá trị khoa học; phân bố trong điều kiện lập địa thuận lợi, nên rừng tái sinh có mật độ khá lớn. Rừng và đất lâm nghiệp có vị trí quan trọng trong quá trình phát triển KT-XH của tỉnh. Trên địa bàn tỉnh có nhiều mỏ khoáng sản với trữ lượng khác nhau, nhiều loại quý hiếm, như sét cao lanh (ở M’Drắk, Buôn Ma Thuột – trên 60 triệu tấn), sét gạch ngói (Krông Ana, M’Drắk, Buôn Ma Thuột – trên 50 triệu tấn), vàng (Ea Kar), chì (Ea H’Leo), phốt pho (Buôn Đôn), than bùn (Cư M’Gar), đá quý (Opan, Jectit), đá ốp lát, đá xây dựng, cát xây dựng…

Yếu tố con người và văn hoá tỉnh Đắk Lắk

Cộng đồng dân cư tỉnh bao gồm 47 dân tộc, người Kinh chiếm trên 70%; các dân tộc thiểu số như Ê Đê, M’nông, Thái, Tày, Nùng… chiếm gần 30% dân số toàn tỉnh. Mỗi dân tộc có những nét đẹp văn hoá riêng, đoàn kết bên nhau để cùng phát triển.

Về thương mại: Điển hình về thế mạnh thương mại với vị trí trung tâm khu vực Tây Nguyên, Đắk Lắk thuận lợi cho việc giao lưu hàng hoá, tỉnh được đánh giá có sức mua lớn nhất khu vực trong những năm qua. Đắk Lắk xây dựng những hệ thống các siêu thị, trung tâm thương mại và chợ trên địa bàn tỉnh cơ bản đáp ứng đủ nhu cầu mua sắm cho các du khách đến tham quan và đầu tư tại tỉnh. Các sản phẩm xuất khẩu chủ lực của tỉnh hàng năm đạt sản lượng khá tốt, điển hình: Cà phê (400.000 tấn), cao su (30.000 tấn), điều (25.000 tấn), hồ tiêu (12.000 tấn), ca cao (700 tấn), sắn (450.000 tấn), mật ong (trên 5.000 tấn). Bên cạnh đó Đắk Lắk còn tập trung thế mạnh trong các lĩnh vực sản phẩm nội thất; hàng thủ công mỹ nghệ, lưu niệm, thổ cẩm,… Hoạt động xuất khẩu đạt được nhiều thành tựu như các doanh nghiệp trên địa bàn sản xuất ra đã được xuất khẩu sang 59 quốc gia và vùng lãnh thổ với số lượng và chủng loại các mặt hàng phong phú với kim ngạch xuất khẩu trên 650 triệu USD/ năm.

Về dịch vụ: Đắk Lắk là tỉnh trung tâm của vùng Tây Nguyên nên có vị trí chiến lược quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội, trong đó hoạt động du lịch có đủ tiềm năng để đưa du lịch thành một ngành kinh tế mũi nhọn với các lễ hội, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử.

Về cơ sở hạ tầng: Hệ thống kết cấu hạ tầng từng bước được nâng cấp đồng bộ, hiện đại, nhất là trong phát triển hạ tầng giao thông kết nối các vùng, khu vực gắn với các dự án quan trọng được phê duyệt, như tuyến đường bộ cao tốc Khánh Hòa – Buôn Ma Thuột; dự án đường Hồ Chí Minh đoạn tránh phía đông thành phố Buôn Ma Thuột, đường Trường Sơn Đông và các dự án cải tạo nâng cấp quốc lộ 29, tỉnh lộ 1, 2, 3,…

Với các thế mạnh, tiềm năng trên, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII xác định: Đến năm 2030, tỉnh Đắk Lắk “cơ bản trở thành trung tâm vùng, là tỉnh phát triển kinh tế, xã hội nhanh và bền vững khu vực Tây Nguyên, theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa”; đến năm 2045, phát triển tỉnh thành một “trung tâm của vùng Tây Nguyên trên tất cả các lĩnh vực.

 

Nguyễn Văn Cuông

(Theo Tạp chí in VHDNVN tháng 9/2024)

16:17:37 09-09-2024

VHDN: Đắk Lắk nổi tiếng hấp dẫn khách du lịch trong và ngoài nước không chỉ có những điểm du lịch đẹp của tự nhiên với những đặc sản và nguồn ẩm thực đặc trưng mà còn thu hút bởi những nét văn hoá về con người, về phong tục tập quán và những nét […]

Đối tác của chúng tôi