Bí thư Thị ủy Hoàng Thị Vĩnh cho biết, thực hiện chủ trương của Tỉnh ủy Yên Bái về xây dựng thị xã văn hóa và du lịch, 5 năm qua cùng với tập trung phát triển kinh tế, thị xã không ngừng đẩy mạnh phát triển du lịch và bảo tồn văn hóa dân tộc. Theo đó, dịch vụ du lịch, hạ tầng du lịch được phát triển theo hướng nâng cao tiêu chuẩn, chất lượng; hình thành trên 40 cơ sở lưu trú, với 540 phòng nghỉ, hiệu suất khai thác bình quân đạt 48%/năm; có 35 cơ sở homestay phục vụ khách du lịch, nhiều hộ làm du lịch có thu nhập từ 400-500 triệu đồng/năm. Các sản phẩm du lịch đa dạng, đặc sắc, như: Du lịch cộng đồng, tìm hiểu văn hóa, trải nghiệm, ẩm thực dân tộc, trang phục dân tộc áo cỏm, khăn piêu… Nhiều sản phẩm nông nghiệp đặc trưng được du khách ưa chuộng, tiêu thụ như: Thịt hun khói, gạo séng cù, hương chiêm, ngô nếp, rau đặc sản địa phương… cùng với các món ăn truyền thống, đặc trưng của đồng bào các dân tộc trên địa bàn đã tạo được dấu ấn hấp dẫn du khách. Phối hợp tổ chức thành công nhiều sự kiện văn hóa, du lịch với quy mô lớn, đặc biệt là Lễ hội văn hóa – du lịch Mường Lò và khám phá danh thắng Quốc gia Ruộng bậc thang Mù Cang Chải với màn đại xòe 5.000 người tham gia, đã tạo được điểm nhấn, góp phần tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu, tạo dựng thương hiệu du lịch Mường Lò, thu hút du khách trong nước và quốc tế đến với thị xã. Năm 2020, doanh thu dịch vụ lưu trú và ăn uống ước đạt 225 tỷ đồng, vượt 36,4% mục tiêu Nghị quyết, gấp 2 lần so với năm 2015; đón, phục vụ trên 135.000 lượt khách, gấp 02 lần mục tiêu Nghị quyết, gấp 3 lần so với năm 2015, trong đó khách quốc tế chiếm 23,6%; doanh thu từ du lịch đạt 96 tỷ đồng. “Lấy văn hóa làm tiền đề để phát triển du lịch, tạo ra các sản phẩm du lịch từ văn hóa, nâng cao nhận thức và đời sống cho nhân dân. Đây chính là cách để văn hóa được bảo tồn và phát triển trong đời sống xã hội”- Bí thư thị ủy Hoàng Thị Vĩnh nhấn mạnh.
Hoạt động văn hoá, thể thao, thông tin truyền thông gắn với nhiệm vụ xây dựng thị xã văn hóa – du lịch Nghĩa Lộ đạt kết quả nổi bật. Cơ bản hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ theo Đề án xây dựng thị xã văn hóa – du lịch, giai đoạn 2013 – 2020. Đầu tư, nâng cấp, tôn tạo, quản lý và khai thác hiệu quả các thiết chế văn hóa; khôi phục, bảo tồn, phát huy tốt các giá trị văn hoá đặc trưng các dân tộc trên địa bàn; tổ chức thành công các hoạt động, sự kiện, nhất là lễ hội văn hóa – du lịch hằng năm để quảng bá, tuyên truyền gắn với phát triển du lịch. Phối hợp hoàn thiện hồ sơ trình UNESCO ghi danh nghệ thuật xoè Thái là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại; t rình Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch công nhận Nghệ thuật xòe Thái và Hội hạn khuống là di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia, Ủy ban nhân dân tỉnh công nhận đền thờ Cầm Hánh là di tích lịch sử cấp tỉnh.
Về nhiệm vụ tới, Bí thư Thị ủy Hoàng Thị Vĩnh cho biết: Đẩy mạnh phát triển thương mại, dịch vụ, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế nhanh, bền vững. Đẩy mạnh phát triển thương mại dịch vụ góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế nhanh và bền vững. Tiếp tục phát triển, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động mạng lưới trên địa bàn, xây dựng chợ Mường Lò thành Trung tâm thương mại miền Tây, xây dựng chợ Mường Lò thành chợ đầu mối nông, lâm sản phía Tây của tỉnh phục vụ cho tiêu thụ nông sản gắn với phát triển du lịch. Hình thành các khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, khu vui chơi giải trí, khu văn hoá bản địa đặc trưng. Quan tâm tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân có nguồn lực đầu tư phát triển dịch vụ du lịch trọng điểm, độc đáo như: khu sinh thái nghỉ dưỡng Dragonfly Pú Lo, dự án tổ hợp khách sạn 4 sao, thương mại dịch vụ Apec Mandala Nghĩa Lộ, khu nghỉ dưỡng suối nước nóng Bản Bon… Phấn đấu mỗi xã, phường có tổ hợp tác hoặc hợp tác xã sản xuất, kinh doanh lĩnh vực du lịch, mỗi xã có ít nhất 1 sản phẩm du lịch trọng điểm là các xã Nghĩa An, Nghĩa Lợi, Sơn A, Thanh Lương, Thạch Lương, Phù Nham… Phấn đấu đến năm 2025, lượt khách du lịch đạt 470.000 lượt người, tăng 25% hàng năm. Phát triển các sản phẩm đặc trưng, riêng có của vùng Mường Lò, đẩy mạnh phát triển du lịch cộng đồng, trải nghiệm, khám phá lịch sử, bản sắc văn hoá, điệu múa dân gian các dân tộc, chú trọng sản xuất các sản phẩm nông nghiệp đặc sản, các sản phẩm thủ công truyền thống của dân tộc Thái. Các điệu múa xoè của Thái được đưa vào các trường học để giữ gìn bản sắc dân tộc các loại hình nghệ thuật. Vận động người dân chuyển đổi loại hình từ sản xuất nông nghiệp sang phi nông nghiệp. Phát triển cây ăn quả, rau sạch phục vụ du lịch. Cung cấp sản phẩm sạch cho các tỉnh cũng như cả nước. Một thế mạnh nữa là Nghĩa Lộ ưu tiên phát triển giao thông bao gồm giao thông nội thị, các tuyến giao thông hướng ngoại, mở mới các tuyến vành đai và các tuyến đường kết nối vùng ven. Xây dựng các tuyến phố dịch vụ thương mại theo ngành hàng đảm bảo văn minh đô thị.
Để làm được như vậy, vừa qua Thị ủy đã tập trung chỉ đạo Đại hội Đảng bộ ba cấp thành công đạt 4 tiêu chí đề ra, sẽ là chủ trương và các giải pháp thiết thực để đưa kinh tế xã hội phát triển mạnh trong những năm tới. Phát huy truyền thống đoàn kết và thành tựu 25 năm xây dựng và phát triển, thị xã Nghĩa Lộ nghiêm túc kiểm điểm rút kinh nghiệm, khắc phục khuyết điểm, yếu kém, Đảng bộ, chính quyền, MTTQ, các đoàn thể chính trị xã hội và Nhân dân các dân các dân tộc thị xã Nghĩa Lộ nỗ lực tăng cường xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; không ngừng đổi mới, sáng tạo, khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế; quyết tâm phấn đấu đến năm 2025 thị xã Nghĩa Lộ cơ bản đạt đô thị loại III.
Khánh Loan
Thị xã Nghĩa Lộ nằm ở phía Tây Nam tỉnh Yên Bái, có diện tích 107,78 km2, dân số năm 2019 là 68.206 người, mật độ 633 người/km2. Nơi đây khí hậu ôn hoà, địa hình tương đối bằng phẳng; cảnh sắc và văn hóa nổi tiếng với hoa ban, gạo Mường Lò, xôi ngũ […]