Là đơn vị chủ trì giải quyết nhiều thủ tục hành chính liên quan trực tiếp đến nhà đầu tư và doanh nghiệp, thời gian qua, Sở KHĐT tỉnh Bắc Ninh không ngừng cải thiện môi trường đầu tư trên nhiều phương diện. Cụ thể, Sở đề xuất các cơ chế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tại “Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp khu vực tư nhân kinh doanh bền vững giai đoạn 2022-2025” nhằm phát triển hệ sinh thái hỗ trợ kinh doanh bền vững, hỗ trợ tổ chức và doanh nghiệp thực hiện kinh doanh bền vững. Xây dựng, phát triển nền tảng thông tin để hình thành cơ sở thông tin dữ liệu về doanh nghiệp kinh doanh bền vững; khuyến khích, hỗ trợ các tổ chức thúc đẩy phát triển kinh doanh bền vững nghiên cứu, phát triển và áp dụng các giải pháp, công cụ nhằm đo lường, đánh giá và công nhận doanh nghiệp kinh doanh bền vững; khuyến khích các tổ chức tài chính, tín dụng nghiên cứu, phát triển các sản phẩm, dịch vụ tài chính, tín dụng cho kinh doanh bền vững.
Cùng với đó, hỗ trợ tư vấn, đào tạo xây dựng chiến lược, thiết kế mô hình, phương án kinh doanh bền vững, nhân sự, tài chính, sản xuất, bán hàng, thị trường, quản trị nội bộ và các nội dung khác liên quan tới hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Hỗ trợ về truyền thông, xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường cho các sản phẩm, dịch vụ kinh doanh bền vững của doanh nghiệp như: phát miễn phí chữ ký số công cộng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh được thành lập từ tháng 1-2023. Theo đó, mỗi doanh nghiệp đáp ứng tiêu chí về doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định có địa chỉ trụ sở chính và đăng ký kê khai nộp thuế tại tỉnh Bắc Ninh (bao gồm cả thuế thu nhập doanh nghiệp) sẽ được hỗ trợ 1 lần, thời hạn sử dụng chữ ký số trong 3 năm kể từ ngày cấp. Hỗ trợ chi phí đăng ký và duy trì tài khoản bán sản phẩm, dịch vụ trên các sàn thương mại điện tử trong nước và quốc tế; hỗ trợ chi phí thuê địa điểm, thiết kế và dàn dựng gian hàng, vận chuyển sản phẩm trưng bày tại các triển lãm thương mại trong nước và quốc tế…
Đồng thời, Sở tích cực phối hợp với các cơ quan liên quan hoàn thiện Quy hoạch tỉnh trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, làm căn cứ để thu hút đầu tư, phát triển KT-XH. Tích cực triển khai các đề án hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện chữ ký số, chuyển đổi số, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận hiệu quả về công tác quy hoạch. Các thủ tục hành chính tiếp tục được rà soát, cắt giảm thời gian thực hiện theo cơ chế “5 tại chỗ” và quy trình điện tử. Xác định yếu tố con người là nhân tố quyết định, Sở KHĐT đã quán triệt, thống nhất cán bộ, công chức, viên chức, người lao động luôn đề cao việc hỗ trợ doanh nghiệp theo tinh thần của tỉnh đã đặt ra “luôn luôn đồng hành cùng doanh nghiệp.
Để tiếp tục cải thiện chỉ số PCI trong những tháng cuối năm 2023 và các năm tiếp theo, Giám đốc Sở KHĐT Nguyễn Đình Xuân cho rằng, thời gian tới, tỉnh cần tập trung thực hiện đồng bộ, quyết liệt các nhóm giải pháp về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác cải cách hành chính giai đoạn 2021-2025, nhất là thực hiện các giải pháp nâng cao chỉ số PCI, gắn với đẩy mạnh công tác tuyên truyền về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc cải thiện, nâng cao chỉ số PCI. Các ngành, địa phương phát huy vai trò năng động, sáng tạo, tiên phong trong thực hiện vai trò, trách nhiệm hỗ trợ, đồng hành cùng doanh nghiệp, tạo môi trường kinh doanh năng động, minh bạch để các nhà đầu tư và doanh nghiệp yên tâm đầu tư, phát triển sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh. Trong đó, tập trung vào các nhóm giải pháp như: Tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp trong tiếp cận đất đai, giải quyết nhanh công tác giải phóng mặt bằng, thủ tục giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và xử lý các vướng mắc về đất đai; nâng cao chất lượng hỗ trợ doanh nghiệp theo hướng bình đẳng, công bằng giữa các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế trong tiếp cận và thụ hưởng các chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư, tiếp cận tín dụng, hỗ trợ đào tạo lao động…
Nhằm thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ, kế hoạch đặt ra, Sở KH&ĐT tỉnh tiếp tục tham mưu cho tỉnh đề xuất Chính phủ tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong việc hỗ trợ dự án đầu tư nhằm thúc đẩy tăng trưởng trong thời gian tới. Đồng thời, có các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp và người dân trong việc phục hồi và thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt là các ngành nghề liên quan tới xuất, nhập khẩu. Nghiên cứu, ban hành các quy định theo hướng hoàn thiện thể chế, chính sách ưu tiên thu hút các dự án công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ, sản xuất vật liệu mới, các dự án tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường, hạ tầng kỹ thuật, chế biến nông sản, sản xuất nông nghiệp công nghệ cao để hướng đến phát triển bền vững… để tiếp tục tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh.
Theo Tạp chí in VHDNVN tháng 11/2023
(Hương Đặng)
VHDN: Khi các doanh nghiệp nước ngoài dự tính đầu tư vào tỉnh thường tham khảo chỉ số PCI. Do đó, thời gian qua, tỉnh Bắc Ninh đã triển khai nhiều giải pháp để tạo môi trường kinh doanh thông thoáng, minh bạch, năng động và thuận lợi cho các thành phần kinh tế; thu […]