Những dòng trên đây là của Nickname Trần Thị Mai Phương, bình luận trên trang Fanpage Supe Lâm Thao. Tôi tin ở sự khách quan trong nhận xét này của Mai Phương và nhiều nhận xét tích cực khác trên mạng xã hội Facebook khi mà ban lãnh đạo Supe Lâm Thao kịp thời đưa ra nhiều “quyết định hợp lòng dân”. Ngoài chức năng thông tin, ở góc độ tiếp cận tích cực, mạng xã hội có thể được coi như là công cụ nhìn nhận dư luận xã hội.
Như là sự bắt đầu một chu kỳ phát triển sau giai đoạn khó khăn, từ năm 2020 đến nay, ngay cả khi dịch Covid-19 quần đảo đất Lâm Thao, đội ngũ lãnh đạo Supe Lâm Thao vẫn đặt mục tiêu phát triển sản xuất – kinh doanh là mối quan tâm hàng đầu, đồng thời chú trọng chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động và thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.
Những nỗ lực toàn diện trong vài năm qua đã giúp Supe Lâm Thao tiếp tục khẳng định vị thế nhà sản xuất phân bón lớn nhất Việt Nam, doanh nghiệp TOP đầu về doanh thu của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam. Công ty đã được Chính phủ, Tổng LĐLĐ Việt Nam, Bộ Công Thương, Tập đoàn Hóa chất Việt Nam, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước, Tổng cục Thuế… ghi nhận thành tích bằng nhiều Cờ đơn vị thi đua xuất sắc, Bằng khen; được tặng một số giải thưởng khoa học công nghệ trong nước và quốc tế…
Những việc làm không mệt mỏi của doanh nghiệp vì người lao động, vì cộng đồng, dù trực tiếp hay gián tiếp, đều hướng tới mục tiêu nâng cao đời sống người lao động, bồi dưỡng nguồn nhân lực để Công ty phát triển bền vững, góp phần phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn, cải thiện đời sống nông dân, không để ai bị bỏ lại phía sau… Việc làm giàu ý nghĩa nhân văn này như những dòng nước mát thấm vào đất cho cây lá tươi xanh, làm đẹp cho đời!
Sự “công bằng, bình đẳng” trong phân phối các lợi ích và nhân văn trong ứng xử làm cho người lao động có tâm lý hoàn toàn thoải mái, tháo gỡ những khúc mắc từng tồn tại. Trên cơ sở nghị quyết đại hội đồng cổ đông và hội nghị người lao động hàng năm, những giải pháp hữu hiệu mà Ban Điều hành Công ty đưa ra đã thúc đẩy cả sản xuất và tiêu thụ, lành mạnh hóa quan hệ tài chính; quản lý chặt chẽ chất lượng sản phẩm, kiểm soát cân đối hàng – tiền, giảm công nợ, hàng tồn kho… Cứ theo “ba-rem”, nhiều nhà phân phối, vận chuyển, tiêu thụ làm tốt chẳng những có thu nhập khá, mức thưởng cao mà còn được Công ty tri ân, cho đi tham quan, học tập ở Hoa Kỳ, Indonexia, Phú Quốc. 62 công nhân lao động xuất sắc được đi thăm Singapore – Malaixia. Gần 2 nghìn lao động được đi du lịch, nghỉ mát tại các danh lam, thắng cảnh trong nước.
Anh Mai Đình Huấn – Tổ trưởng tổ Điện, Xí nghiệp NPK 3 bày tỏ: Đây là lần đầu tiên được ra nước ngoài, tôi cảm thấy rất vui sướng, tự hào. Xin trân trọng cảm ơn Ban Lãnh đạo Công ty đã quan tâm tổ chức cho anh em chúng tôi chuyến đi vô cùng ý nghĩa và thực sự giá trị. Tôi đã học hỏi, mở mang thêm nhiều điều bổ ích. Khi trở về, tôi phấn đấu làm việc tốt hơn nữa góp phần để Công ty ngày càng phát triển!
Trong mấy tháng qua, cùng với các đợt diễn tập xử lý sự cố hóa chất, sự cố môi trường, huấn luyện phòng chống cháy nổ, tập huấn an toàn vệ sinh lao động; mới đây, Công ty tổ chức bồi dưỡng kỹ thuật chế biến món ăn và nghiệp vụ khách sạn. Bữa ăn ca đã chất lượng, Ban Lãnh đạo còn mong muốn công nhân được ăn ngon hơn, nơi làm việc sạch đẹp hơn. Xung quanh khu vực sản xuất được trồng thêm hoa, cây xanh; đường nội bộ được quét sạch và phun nước chống bụi; vườn thực nghiệm được xây dựng… tất cả nhằm làm đẹp cảnh quan, môi trường…
Ở Phú Thọ, hậu quả cơn bão số 3 khá nặng nề. Ngoài sự cố sập cầu Phong Châu, mấy huyện bị ảnh hưởng bởi ngập lụt. Vừa tham gia ủng hộ tỉnh và huyện Hạ Hòa 200 triệu đồng, chung tay góp phần khắc phục hậu quả, Công ty còn tổ chức đoàn động viên, hỗ trợ Nhân dân ở những vùng khó khăn, các gia đình có người bị nạn. Việc tổ chức Tết Trung thu cho thiếu nhi, khen thưởng con công nhân có thành tích học tập, chúc mừng các nhà trường khai giảng năm học mới vẫn duy trì như mọi năm. 400 lao động, trong đó có cả Tổng Giám đốc Phạm Thanh Tùng cùng nhiều đồng chí lãnh đạo và cán bộ, công nhân tham gia hiến máu nhân đạo…
Đọc trong tập thơ “Về nguồn” của Hội Hưu trí Supe Lâm Thao xuất bản gần đây, tôi bắt gặp mấy câu: Tôi chưa từng gặp mặt/ Cũng chưa được biết tên/ Chỉ nghe công nhân kể/ Tổng giám đốc của mình…/ Từ khi có anh về/ Công ty bao đổi mới/ Sản phẩm không ứ đọng/ Vật tư cũng vừa dùng/ Vốn thêm nhanh quay vòng/ Mặt hàng thêm phong phú/ Cơm ca thêm ấm dạ/ Đồng lương chặt túi thêm…Văn học có chức năng phản ánh hiện thực. Người lao động Supe Lâm Thao hiện nay đã nhìn nhận người lãnh đạo Công ty như thế.
Ngày 13-10 năm nay kỷ niệm 20 năm Ngày Doanh nhân Việt Nam. Hiểu một cách đơn giản: Doanh nhân là người kinh doanh, nhưng ý nghĩa đầy đủ hơn, doanh nhân là những người chủ chốt trong quản trị, điều hành doanh nghiệp. Với Supe Lâm Thao, Tổng Giám đốc Phạm Thanh Tùng, các Phó Tổng Giám đốc: Trần Đại Nghĩa, Nguyễn Quốc An – những doanh nhân 7X đã và đang thành công trong lãnh đạo, trong tư duy quản trị, trong mối quan tâm với cán bộ, người lao động, bạn hàng; trong ứng xử với cộng đồng. Ở họ, chất nhân văn là giá trị dễ nhận thấy…
Nguyễn Sản
(Theo Tạp chí in VHDNVN tháng 10/2024)
VHDN: Có lẽ trong lịch sử hình thành và phát triển của Supe Lâm Thao, có những thời điểm vượt bậc hơn bây giờ, nhưng thành thật nhìn nhận, chưa bao giờ ở Công ty có sự công bằng, bình đẳng và thoải mái với người công nhân như thời điểm này! Tôi không chủ […]