Sự kiện - chuyên đề:

Văn hóa ứng xử-văn hóa giao tiếp của con người với con người”ngày đang“héo úa và chết dần”

VHDN: Ngày nay “ văn hóa ứng xử – văn hóa giao tiếp của con người với con người” ngày đang “héo úa và chết dần” đã và đang xảy ra trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Với nhiều nguyên nhân khác nhau  như : ngại giao tiếp, kiệm lời , sợ “vạ miệng “….vvv nhưng phần lớn lý do nhất đó là do thời buổi công nghệ hóa , công nghệ thông tin phát triển chính vì thế con người nói chuyện với nhau bằng “ bàn phím” chỉ cần điện thoại , máy tính, máy tính bảng ..vvv thông qua 1 tài khoản của mạng xã hội con người giao tiếp với nhau như những cỗ máy .

Ngược cỗ máy thời gian chúng ta quay trở lại thời xưa của những thập ký trước mà không cần nói đâu xa vào những đầu năm 90 chúng ta thấy sự giao tiếp giữa con người với nhau thân thiện trở nên gần gũi với nhau . Họ giao tiếp hàng ngày chỉ cần vài ba người tụ họp lại bên bàn nước trà  hàng loạt câu chuyện được trao đổi , cười nói rôm rả khiến cho ‘ mối dây kết nối văn hóa giữa con người ngày được gắn kết thắt chặt tình thương”. Cái thời mà hàng xóm thường xuyên sang nhà nhau hỏi thăm ,trao đổi các thực phẩm , đồ dùng mà do chính bàn tay họ lao động làm ra , tình làng nghĩa xóm thân thương đúng nghĩa câu ca dao mà các cụ ta ngày xưa dạy  “ hàng xóm tắt lửa tối đèn có nhau “  có chuyện gì chỉ cần chạy ù sang nhà hàng xóm, còn ai đi xa làng thì viết thư tay phải đợi chờ hàng ngày dài mới tới nơi, còn thời nay thì sao ?

Ảnh minh họa nguồn internet

Ảnh minh họa nguồn internet

Công nghệ thông tin phát triển, điện thoại thông minh tích hợp nhiều ứng dụng, máy tính, ipad ..vvv , internet phát triển tốc độ cao việc gặp gỡ trò truyện chỉ còn là trên giấy bút , văn thơ xưa mà thôi. Hàng xóm bây giờ kín cổng cao tường nhà nào biết nhà ấy , có ốm đau thì chắc” có sang thế giới bên kia” mọi người mới biết được. Thời công nghệ số con người trò chuyện bằng cách nói chuyện với nhau qua các trang mạng xã hội, sống ảo ..vvv tức giận hay tỏ tình chỉ cần lên mạng xã hội “ thả thính vài câu status để ngỏ lời hay thậm chí cả những câu văn đầy “dao găm” hàm ý sự tức giận.

Đặc biệt mà nói ở nơi công cộng bạn có thể bắt gặp nhiều trường hợp hai người nói chuyện với nhau , chỉ cần 2 cốc cà phê và hai cái điện thoại là cuộc nói chuyện “ vở kịch câm tạm thời” được bắt đầu . Họ quan tâm chỉa sẻ với nhau bằng bàn phím chỉ cần thế thôi. Có nhiều người chia sẻ “ chỉ cần cầm điện thoại lên cắm cúi gõ , nhấn cảm ứng là biết bạn bè có khỏe hay yếu mà chẳng cần phải thốt nên lời nói làm gì bởi nhỡ “ chẳng phải đầu lại phải tai “ viết trên mạng xã hổi có sai chỉ cần xóa đi là được chứ lỡ lời thì chỉ có mất tình , mất nghĩa.

Ấy vậy câu chuyện “ kiệm lời giao tiếp” được khá nhiều cộng đồng mạng chia sẻ song thực tế câu chuyện ấy chỉ nằm ở mặt khía cạnh nào đó rồi cũng có thể chìm vào quên lãng mà thôi. Hôm trước đến 1 công ty làm việc tôi vô tình biết được ở đây “ văn hóa giao tiếp công sở” lại càng kiệm lời hơn bao giờ hết ,bởi có lẽ họ tránh sự va chạm không đáng có để khỏi ầm ĩ chốn làm việc  và thế là họ như những cỗ máy , muốn trao đổi gì chỉ cần gõ bàn phím vài ba dòng rồi enter là đủ thông điệp. Tôi bước vào chào hỏi cũng chỉ được đáp lại bằng cái ánh nhìn không mấy thiện cảm, một thanh niên vào sau tôi cứ như 1 chiếc tầu điện phòng vù vào nơi cần đến và xong việc họ cũng lao vút như vệt sáng của sao băng trên bầu trời đen tối.

thực trạng sống ảo thời công nghệ sổ ( ảnh minh họa nguồn internet)

thực trạng sống ảo thời công nghệ sổ ( ảnh minh họa nguồn internet)

Không chỉ dừng lại ở đó bây giờ trẻ con cũng thế ,chúng giống bố mẹ tiết kiệm mọi thứ bằng cách chỉ chăm chú vào chiếc điện thoại mà bố mẹ chúng đưa cho và cứ thế chúng ngồi im hàng giờ , nói chuyện với người lớn cũng chẳng còn lễ phép như xưa, chúng buông thõng nhưng câu chuyện đáp lại lời người lớn bằng những câu nói “ trống không”, chợt giật mình nhận ra được rằng thế giới hiện đại con người lại càng xa dần nhau và khoảng cách ngôn ngữ giao tiếp cũng vì thế mà cứ xa dần như hai đầu của vô cực.

Ngày xưa dăm ba câu chuyện bình nước trà làm nên tình bạn, ngày nay chỉ cần điện thoại là đủ biết bạn hay không ? Chúng ta không phản biện sự phát triển của công nghệ nhưng chúng ta cần gìn giữ và bảo vệ nét “ văn hóa giao tiếp” trong cuộc sống hóa để mọi người chia sẻ nói chuyện với nhau nhiều hơn để cuộc sống vốn đẹp nay càng đẹp hơn nữa.

Huế Bùi

14:33:03 03-01-GMT+0700

VHDN: Ngày nay “ văn hóa ứng xử – văn hóa giao tiếp của con người với con người” ngày đang “héo úa và chết dần” đã và đang xảy ra trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Với nhiều nguyên nhân khác nhau  như : ngại giao tiếp, kiệm lời , sợ “vạ […]

Đối tác của chúng tôi