Gần 30% doanh nghiệp cho biết họ vẫn phải đi lại nhiều lần để lấy dấu và chữ ký và vẫn có khoảng 38% doanh nghiệp không đồng ý với nhận định rằng, thủ tục giấy tờ đã đơn giản hơn. 21% doanh nghiệp được hỏi cho rằng thủ tục đất đai còn khó khăn; 17% kêu về thuế; 13% về bảo hiểm xã hội; 9% về xây dựng; 6,5% về bảo vệ môi trường; 6% đăng ký kinh doanh đầu tư.Khoảng 38% doanh nghiệp không đồng ý với nhận định rằng, thủ tục giấy tờ đã đơn giản hơn. 

Theo khảo sát của Phòng TM&CN Việt Nam (VCCI) cho thấy, trong số 8.093 doanh nghiệp trả lời khảo sát, có tới 23% cho biết họ phải dành hơn 10% quỹ thời gian để tìm hiểu và thực hiện các quy định pháp luật của Nhà nước.

Những “rào cản” cần “khơi thông”

Gần 30% doanh nghiệp cho biết họ vẫn phải đi lại nhiều lần để lấy dấu và chữ ký và vẫn có khoảng 38% doanh nghiệp không đồng ý với nhận định rằng, thủ tục giấy tờ đã đơn giản hơn. 21% doanh nghiệp được hỏi cho rằng thủ tục đất đai còn khó khăn; 17% kêu về thuế; 13% về bảo hiểm xã hội; 9% về xây dựng; 6,5% về bảo vệ môi trường; 6% đăng ký kinh doanh đầu tư.

Đối với dịch vụ công, Việt Nam xếp thứ hạng 89/193 quốc gia về Chỉ số phát triển chính phủ điện tử, 1.000 thủ tục hành chính (TTHC) không phát sinh giao dịch điện tử. Các hệ thống dịch vụ công còn hoạt động rời rạc, thiếu đồng bộ và chưa xây dựng được cơ sở dữ liệu dịch vụ công một cách tổng thể. Dịch vụ công cấp 3 chiếm dưới 10%, cấp 4 chiếm dưới 1%. Việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến tại các bộ ngành, đặc biệt các tỉnh chưa cao.

Cụ thể, ông Nguyễn Việt Hùng, đại diện Bộ tài chính cho rằng, chuyển đổi số trong các dịch vụ của ngành tài chính còn rất nhiều việc phải làm. Ngành tài chính có những hệ thống thông tin trọng yếu của đất nước như kho bạc điện tử, hải quan điện tử, thuế điện tử, hệ thống thông tin quản lý về chứng khoán, hệ thống dự trữ nhà nước… Tuy nhiên, vì nhiều lý do tính liên thông, chia sẻ kết hợp dữ liệu của các hệ thống này còn yếu.

Trước đây, chúng ta có tư duy là bài toán nghiệp vụ nào chúng ta cần tin học hoá thì tin học hoá vào nghiệp vụ đó vì vậy chúng ta có rất nhiều “ốc đảo” về dữ liệu mà thiếu những cây cầu bắc nối liền giữa các “ốc đảo” để luồng dữ liệu được liên thông, tạo ra giá trị gia tăng, hỗ trợ cho việc ra quyết định cũng như hỗ trợ dự báo quản lý rủi ro, xây dựng chiến lược.

Ở lĩnh vực khác, ông Phạm Tiến Dũng, Vụ trưởng Vụ Thanh toán Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho hay, 94% ngân hàng bước đầu triển khai hoặc đang nghiên cứu, xây dựng chiến lược chuyển đổi số, trong đó 59% ngân hàng đã bắt đầu triển khai chuyển đổi số trên thực tế. 6% ngân hàng hiện chưa tính đến việc xây dựng một chiến lược Chuyển đổi số tổng thể.

Phần lớn các ngân hàng Việt Nam đã triển khai ngân hàng số ở cấp độ chuyển đổi về kênh giao tiếp và quy trình. Còn chuyển đổi về nền tảng dữ liệu mới được triển khai tại một số ngân hàng tiên phong.

Tuy nhiên, theo ông Dũng, thách thức chuyển đổi số với ngành ngân hàng là khuôn khổ pháp lý, về nhận thức và thể chế; các quy định của chúng ta không theo kịp; thách thức trong quản trị sự thay đổi; đảm bảo an ninh an toàn và bảo mật; lựa chọn, đầu tư hiệu quả hạ tầng công nghệ thông tin; nhận thức của khách hàng…’

Cần xây dựng cơ sở dữ liệu

Để tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, các cơ quan Chính phủ đang khẩn trương nghiên cứu và tiến hành thực hiện quá trình chuyển đổi số để tiến tới Chính phủ số. Đối với ngành tài chính, ông Hùng nhìn nhận là, cần bắc những “cây cầu” kết nối liên thông nguồn dữ liệu lớn cho ngành tài chính nói riêng, chính phủ nói chung để sự nghiệp chuyển đổi số có những kết quả tích cực.

Với quan điểm của ông Dũng, nếu một người sử dụng dịch ngân hàng số thì đưa lại doanh thu gấp 3 lần so với ngân hàng truyền thống và trở thành khác hàng tiềm năng. Do đó, ông Dũng đề xuất, cần đẩy nhanh hoàn thiện cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cho phép chia sẻ, kết nối mở với các ngành dịch vụ như ngân hàng, viễn thông, bảo hiểm… Xây dựng quy định về bảo vệ dữ liệu người dùng, định danh số. Đồng thời, hoàn thiện quy định bảo mật giao dịch, an ninh thông tin; ban hành khuôn khổ pháp lý thử nghiệm…

thay đổi tư duy nhà lãnh đạo tỉnh. Khó khăn với Quảng Ninh hiện nay là nghiên cứu nội dung chính quyền số, tìm ra sự khác biệt hai khái niệm “chính quyền điện tử” và “chính quyền số”

Cần thay đổi tư duy nhà lãnh đạo tỉnh. Khó khăn với Quảng Ninh hiện nay là nghiên cứu nội dung chính quyền số, tìm ra sự khác biệt hai khái niệm “chính quyền điện tử” và “chính quyền số”

Ông Nguyễn Trung Tiến, Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Quảng Ninh cho hay, điều quan trọng trong chuyển đổi số trong các cơ quan nhà nước là thay đổi tư duy nhà lãnh đạo tỉnh. Khó khăn với Quảng Ninh hiện nay là nghiên cứu nội dung chính quyền số, tìm ra sự khác biệt hai khái niệm “chính quyền điện tử” và “chính quyền số”. Và làm sao vận hành được chính quyền số? Đồng thời, giải quyết khâu liên quan tới chính sách và nguồn nhân lực cho chuyển đổi số vì tỉnh khó tiếp cận với nguồn nhân lực chất lượng cao.

Thừa nhận các TTHC phiền hà vẫn là khó khăn lớn mà nhiều doanh nghiệp và người dân hiện nay phải đối mặt, ông Cao Hoàng Anh, Phó TGĐ Công ty CP Đầu tư Thương mại và Phát triển Công nghệ FSI nhận định, giải pháp cho vấn đề trên là xây dựng cơ sở dữ liệu tập trung về hồ sơ TTHC, tích hợp với các hệ thống phần mềm dịch vụ công sẵn có thông qua việc Số hóa thông tin và Quy trình nghiệp vụ. Bên cạnh đó, cần áp dụng công nghệ nhận dạng, trích xuất thông tin tự động từ các hồ sơ, tài liệu, biểu mẫu… Như giải pháp số hóa tạo lập cơ sở dữ liệu D-IONE, hệ thống lưu trữ, quản lý tài liệu và dữ liệu DocEye, công nghệ nhận dạng và bóc tách thông tin tự động IONE góp phần giải quyết các vấn đề lưu trữ, tạo lập cơ sở dữ liệu lớn và khai thác dữ liệu hiệu quả tại các cơ quan, đơn vị. Điều này sẽ giúp tiết kiệm thời gian, nhân lực… xử lý TTHC.

Theo Enternews