Ông Phí Trọng Đức- Giám đốc Chi nhánh VCCI Nghệ An khai mạc Hội thảo.
Hội thảo nhằm hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp tại địa phương tìm hiểu thêm các phương thức giải quyết các tranh chấp vướng mắc xảy ra trong quá trình sản xuất kinh doanh, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh, mở rộng thị trường.Tại đây, lãnh đạo các doanh nghiệp đã được nghe phổ biến một số nội dung về: Pháp luật hiện hành và hỗ trợ của ngành Toà án đối với cơ chế giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài và Hoà giải; Trọng tài và Hòa giải thương mại-Vì sao Doang nghiệp nên lựa chọn?; Một số lưu ý dành cho doanh nghiệp khi sử dụng cơ chế trọng tài và hoà giải để giải quyết tranh chấp…
Ông Phí Trọng Đức- Giám đốc Chi nhánh VCCI tại Nghệ An phát biểu: “Tòa án chưa đáp ứng được yêu cầu khi giải quyết các tranh chấp phức tạp, các phán quyết của tòa chưa công bằng, thời gian giải quyết tranh chấp lâu, kéo dài, phát sinh chi phí cao cho Doanh nghiệp. Những điều này được khắc phục khi giải quyết tại trung tâm trọng tài bởi phương thức và thủ tục giải quyết trọng tài Việt Nam đã tiếp cận được với các tiêu chuẩn quốc tế”
Quy định tại Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 và Nghị định 22/12/2017/NĐ-CP về hòa giải thương mại đã thể chế hóa Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 2-6-2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách ngành tư pháp đến năm 2020, trong đó nhấn mạnh “khuyến khích việc giải quyết một số tranh chấp thông qua thương lượng, hòa giải, trọng tài; tòa án hỗ trợ bằng quyết định công nhận việc giải quyết đó”.
Tuy nhiên, hoà giải vẫn đang là vấn đề khá mới với các doanh nghiệp, doanh nhân khi Nghị định 22/2017/NĐ- CP mới ra đời tháng 2/2017; Trung tâm hoà giải đầu tiên là Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam cũng mới được hình thành từ tháng 5/2018.
Bà Nguyễn Thị Thùy Dung (Chánh án Tòa Kinh tế, Tòa án Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh) có bốn khuyến nghị đối với các bên tranh chấp, doanh nghiệp, tổ chức, các nhân có liên quan đến hoạt động thương mại: Lựa chọn trung tâm trọng tài, trọng tài viên mà mình thật sự tín nhiệm; Xác lập thỏa thuận trọng tài rõ ràng, chính xác, thực hiện được và phù hợp pháp luật; Chú ý thẩm quyền đại diện của người đại diện phía bên kia khi xác lập thảo thuận trọng tài hoặc giao kết hợp đồng; Có ý thức tôn trọng thỏa thuận trọng tài và phán quyết trọng tài phù hợp với thỏa thuận đã được xác lập.
Tại buổi Hội thảo, đại diện các lãnh đạo doanh nghiệp đã thẳng thắn phát biểu, đặt câu hỏi đến ban tổ chức để từ đó giải quyết các thắc mắc và tìm ra các hướng đi mới, các phương pháp mới trong giải quyết tranh chấp.
Cũng trong Hội thảo này, thừa ủy quyền của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, đại diện Chi nhánh VCCI Nghệ An đã tổ chức lễ trao Giấy chứng nhận cho 120 hội viên mới.
Một số hình ảnh tại Hội thảo:
Toàn cảnh Hội thảo “Giải quyết các tranh chấp bằng trọng tài và hòa giải”
Doanh nghiệp đặt câu hỏi tới các chuyên gia.
Ban tổ chức giải đáp những câu hỏi từ phía các Doanh nghiệp.
Ông Phan Duy Hùng- đại diện Chi nhánh VCCI Nghệ An đọc quyết định trao Giấy chứng nhận Hội viên mới.
Trao Giấy chứng nhận cho 120 hội viên mới của VCCI
Vương Duyên
VHDN: Trong bối cảnh số lượng vụ việc tranh chấp thương mại ngày càng gia tăng và tòa án đang quá tải thì sử dụng trọng tài và hòa giải thương mại là giải pháp khả thi cho các doanh nghiệp trong việc giải quyết các vấn đề tranh chấp kinh tế, thương mại. Đây […]