Sự kiện - chuyên đề:

Năm 2024 đặt ‘nền móng’ cho chu kỳ mới của bất động sản

Tiến sỹ Nguyễn Minh Phong cho rằng, bước sang 2024, thị trường bất động sản sẽ tiếp tục đối diện với nhiều cơ hội và thách thức đan xen, nhưng thị trường sẽ vượt qua giai đoạn khó khăn nhất, ghi nhận những động thái tích cực nhiều hơn tiêu cực cả về tổng cung và tổng cầu, cả đầu vào lẫn đầu ra…

Bà Phạm Thị Miền, Phó trưởng ban Nghiên cứu thị trường và Tư vấn Xúc tiến đầu tư VARS nhận định, tình hình bất động sản Việt Nam sẽ thay đổi dựa vào tình hình kinh tế thế giới và điều hành kinh tế vĩ mô.

Ảnh internet.
Năm 2024 đặt ‘nền móng’ cho chu kỳ mới của bất động sản. Ảnh internet.

Thời gian tới, cùng với việc hoàn thiện để thông qua Luật Đất đai sửa đổi, Chính phủ vẫn tiếp tục nghiên cứu và ban hành các cơ chế, chính sách tích cực nhằm đẩy nhanh tiến trình phục hồi của thị trường.

“Mặc dù, chưa thể khẳng định thị trường sẽ đạt được các kết quả rực rỡ trong năm 2024. Nhưng đây chính là ‘nền móng’ cho chu kỳ phát triển mới của thị trường bất động sản Việt Nam. Phân khúc bất động sản nhà ở, đặc biệt là nhà ở xã hội, nhà ở thương mại giá bình dân sẽ phát huy tốt vai trò trụ cột, dẫn dắt toàn bộ thị trường từ giữa năm 2024”, Phó trưởng ban Nghiên cứu thị trường và Tư vấn Xúc tiến đầu tư VARS nhìn nhận.

Dưới góc nhìn kinh tế, Tiến sỹ Nguyễn Minh Phong cho rằng, bước sang 2024, thị trường bất động sản (BĐS) sẽ tiếp tục đối diện với nhiều cơ hội và thách thức đan xen, nhưng thị trường sẽ vượt qua giai đoạn khó khăn nhất, ghi nhận những động thái tích cực nhiều hơn tiêu cực cả về tổng cung và tổng cầu, cả đầu vào lẫn đầu ra…

Năm 2024 đặt 'nền móng' cho chu kỳ mới của bất động sản. Ảnh internet.
Năm 2024 đặt ‘nền móng’ cho chu kỳ mới của bất động sản. Ảnh internet.

Theo ông Phong, căn cứ cho dự báo lạc quan này là kết quả ghi nhận các giao dịch trên thị trường trong năm 2023 đã có đà tăng liên tục về quy mô theo thời gian, đạt tổng 2.700 giao dịch trong quý I/2023; 3.700 giao dịch trong quý II/2023 và 6.000 giao dịch trong quý III/2023.

Số liệu từ Ngân hàng Nhà nước đến ngày 30/11/2023 cho thấy, tín dụng đối với nền kinh tế đã đạt hơn 13 triệu tỷ đồng, tăng 9,15% so với cuối năm 2022. Hiện lãi suất huy động, cho vay đã giảm bình quân 2-3% so với cuối 2022 và dự kiến mặt bằng lãi suất cho vay tiếp tục giảm trong thời gian tới.

Đặc biệt, độ ngấm và hiệu quả tháo gỡ về chính sách, cải thiện về môi trường pháp lý đang đậm nét dần sau 20 động thái liên tục được triển khai trong năm 2023, với hàng loạt dự án Luật đã được điều chỉnh và được Quốc hội thông qua.

“Một trong những vướng mắc nhất của thị trường hiện nay là tính pháp lý của các dự án, chiếm khoảng 70-80% khó khăn. Nếu giai đoạn 2024 – 2025, các nút thắt trong việc phê duyệt các dự án ở các khu dân cư mới được giải quyết thì thị trường BĐS sẽ phục hồi”, Tiến sỹ Nguyễn Minh Phong cho biết.

Hoạt động M&A cũng đạt được những kết quả tương đối khả quan với tổng giá trị 2023 của ngành bất động sản chiếm tỷ trọng tới 23% với phần lớn các giao dịch thành công từ các nhà đầu tư ngoại quốc và đứng thứ hai trong các ngành kinh tế.

Nguồn: Tạp chí Thương hiệu & Công luận

11:19:15 09-01-2024

Tiến sỹ Nguyễn Minh Phong cho rằng, bước sang 2024, thị trường bất động sản sẽ tiếp tục đối diện với nhiều cơ hội và thách thức đan xen, nhưng thị trường sẽ vượt qua giai đoạn khó khăn nhất, ghi nhận những động thái tích cực nhiều hơn tiêu cực cả về tổng cung […]

Đối tác của chúng tôi