Sự kiện - chuyên đề:

Ngân hàng Nhà nước nêu 05 nhóm giải pháp trọng tâm trong điều hành chính sách tiền tệ năm 2024

Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú cho biết, 2023 là một năm cực kỳ khó khăn của điều hành chính sách tiền tệ. Tính đến ngày 28/12, tăng trưởng tín dụng toàn hệt thống đạt khoảng 13%. Ngân hàng Nhà nước nêu 05 nhóm giải pháp trọng tâm trong điều hành chính sách tiền tệ năm 2024.

Phó Thống đốc Đào Minh Tú đánh giá đây là con số rất tích cực và là kết quả của sự chỉ đạo quyết liệt của Thủ tướng và cả ngành ngân hàng trong cả năm vừa qua và vào giai đoạn cuối năm.

Ông Đào Minh Tú nhấn mạnh: Trong năm 2023, Ngân hàng Nhà nước liên tục 4 lần điều chỉnh giảm các mức lãi suất điều hành, với mức giảm 0,5-2,0%/năm trong bối cảnh lãi suất thế giới tiếp tục tăng và neo ở mức cao, tạo điều kiện để giảm mặt bằng lãi suất cho vay của thị trường. Đồng thời, chỉ đạo các tổ chức tín dụng (TCTD) tiết giảm chi phí và áp dụng đồng bộ các biện pháp giảm mặt bằng lãi suất cho vay.

“Đến nay, lãi suất tiền gửi và cho vay mới của các ngân hàng thương mại đã giảm khoảng hơn 2,0%/năm so với cuối năm 2022”, ông Tú nói.

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) triển khai đồng bộ, quyết liệt, tập trung mọi nguồn lực để đảm bảo cung ứng đủ vốn cho nền kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế khoảng 5%, hỗ trợ doanh nghiệp, người dân vượt qua khó khăn, phục hồi sản xuất kinh doanh.

Ảnh internet.
Ngân hàng Nhà nước nêu 05 nhóm giải pháp trọng tâm trong điều hành chính sách tiền tệ năm 2024. Ảnh internet.

Sự ổn định, an toàn của hệ thống các TCTD tiếp tục được giữ vững, quyền lợi hợp pháp của người gửi tiền được bảo đảm. Nợ xấu được tập trung xử lý và kiểm soát trong bối cảnh nền kinh tế và sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của doanh nghiệp.

Về phương hướng, nhiệm vụ hoạt động ngân hàng năm 2024, Phó Thống đốc NHNN nêu rõ 05 nhóm giải pháp trọng tâm:

Thứ nhất, theo dõi sát diễn biến, tình hình kinh tế thế giới, trong nước để điều hành chủ động, linh hoạt, đồng bộ các công cụ chính sách tiền tệ, phối hợp hài hòa, chặt chẽ với các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm hỗ trợ tăng trưởng kinh tế gắn với kiểm soát lạm phát, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, thị trường tiền tệ, ngoại hối và hệ thống ngân hàng.

Điều hành lãi suất phù hợp với diễn biến thị trường, kinh tế vĩ mô, lạm phát và mục tiêu chính sách tiền tệ; khuyến khích các TCTD tiết giảm chi phí, đơn giản hóa thủ tục cấp tín dụng, tăng cường ứng dụng công nghệ và chuyển đổi số vào quy trình cấp tín dụng, phấn đấu giảm mặt bằng lãi suất cho vay nhằm hỗ trợ nền kinh tế. Điều hành tỷ giá linh hoạt nhằm ổn định thị trường ngoại tệ, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô.

Ngân hàng Nhà nước nêu 05 nhóm giải pháp trọng tâm trong điều hành chính sách tiền tệ năm 2024. Ảnh internet.
Ngân hàng Nhà nước nêu 05 nhóm giải pháp trọng tâm trong điều hành chính sách tiền tệ năm 2024. Ảnh internet.

Thứ hai, điều hành tín dụng chủ động, linh hoạt, phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô, lạm phát, đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế. Định hướng tăng trưởng tín dụng năm 2024 khoảng 15%, có điều chỉnh phù hợp với diễn biến, tình hình thực tế.

Tiếp tục chỉ đạo các TCTD hướng tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên và các động lực tăng trưởng; kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro. Tiếp tục đẩy mạnh triển khai các nhiệm vụ được giao của ngành ngân hàng tại các Chương trình mục tiêu quốc gia. Tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng, tháo gỡ và thúc đẩy mở rộng tín dụng tiêu dùng đi đôi với an toàn, lành mạnh, góp phần hạn chế “tín dụng đen”.

Ngân hàng Nhà nước nêu 05 nhóm giải pháp trọng tâm trong điều hành chính sách tiền tệ năm 2024. Ảnh internet.
Ngân hàng Nhà nước nêu 05 nhóm giải pháp trọng tâm trong điều hành chính sách tiền tệ năm 2024. Ảnh internet.

Thứ ba, tiếp tục triển khai quyết liệu, hiệu quả Đề án cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021-2025; tập trung thực hiện có hiệu quả phương án xử lý các TCTD yếu kém. Chỉ đạo các TCTD đẩy mạnh công tác xử lý, thu hồi nợ xấu; phấn đấu năm 2024 tỷ lệ nợ xấu nội bảng dưới 3%.

Tích cực đổi mới, tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát ngành Ngân hàng; thanh tra có trọng tâm, trọng điểm, các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro nhằm ngăn chặn, phát hiện và xử lý nghiêm các rủi ro, tồn tại và sai phạm của TCTD, góp phần bảo đảm an ninh, kỷ luật trên thị trường tiền tệ, ngân hàng.

Thứ tư, tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi số trong hoạt động ngân hàng và hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt, đáp ứng yêu cầu đối với các mô hình kinh doanh và sản phẩm dịch vụ mới trên nền tảng công nghệ thông tin, ngân hàng số, thanh toán số. Tăng cường bảo đảm an ninh, an toàn trong hoạt động thanh toán và chuyển đổi số.

Thứ năm, tiếp tục hoàn thiện thể chế pháp luật ngân hàng nhằm tạo cơ sở pháp lý đồng bộ, thuận lợi cho điều hành CSTT và hoạt động ngân hàng.

Nguồn: Tạp chí Thương hiệu & Công luận

14:32:11 03-01-2024

Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú cho biết, 2023 là một năm cực kỳ khó khăn của điều hành chính sách tiền tệ. Tính đến ngày 28/12, tăng trưởng tín dụng toàn hệt thống đạt khoảng 13%. Ngân hàng Nhà nước nêu 05 nhóm giải pháp trọng tâm trong điều hành […]

Đối tác của chúng tôi