Tận dụng chính sách, thu hút đầu tư

Phát biểu tại hội nghị Phát triển Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, bà Somhatai Panichewa – Tổng Giám đốc điều hành Công ty Amata VN PCL, nhận định: Việt Nam với GDP hàng năm đạt 6 – 7%, hiện đang là quốc gia hấp dẫn nhất khối Asean trong việc thu hút đầu tư nước ngoài. Nhiều dòng đầu tư từ các nước phát triển vào Việt Nam như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan, Thái Lan, Mỹ và các quốc gia khối EU. Tuy nhiên, số lượng các nhà đầu tư đến từ Trung Quốc tại Việt Nam vẫn còn khá khiêm tốn. Trung Quốc hiện đang giữ vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế châu Á và trên toàn thế giới. Với chính sách một vành đai và con đường hay gọi tắt là chính sách BRI để kết nối châu Á và châu Âu.

Phát biểu tại hội nghị Phát triển Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, bà Somhatai Panichewa – Tổng Giám đốc điều hành Công ty Amata VN PCL, nhận định: Việt Nam với GDP hàng năm đạt 6 - 7%, hiện đang là quốc gia hấp dẫn nhất khối Asean trong việc thu hút đầu tư nước ngoài

 Việt Nam với GDP hàng năm đạt 6 – 7%, hiện đang là quốc gia hấp dẫn nhất khối Asean trong việc thu hút đầu tư nước ngoài

Cũng theo bà Somhatai Panichewa, Việt Nam nên tận dụng lợi thế chính sách BRI để phát triển kinh tế bằng việc kêu gọi thêm các nhà đầu tư uy tín đáng tin cậy đến từ Trung Quốc cũng như các quốc gia khác. Đặc biệt là đối với các lĩnh vực mà Trung Quốc đã có uy tín trên toàn thế giới.

Nút thắt… quy trình, thủ tục

Việt Nam cần làm gì để thực hiện thành công trong thu hút đầu tư trực tiếp từ nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.Theo bà Somhatai Panichewa, ở Việt Nam hiện nay, các khu công nghiệp được xem là lựa chọn hạ tầng trọng yếu đối với các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài. Với hơn 24 năm kinh nghiệm đầu tư tại Việt Nam, Tập đoàn Amata là một nhà phát triển hạ tầng hiện đang phải đối mặt với nhiều khó khăn do các thủ tục đầu tư và công tác bồi thường giải phóng mặt bằng hết sức chậm, mất nhiều thời gian và phức tạp. Điều này đã khiến Amata đánh mất nhiều nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Việc thay đổi luật của Việt Nam đã gây cảm giác tiêu cực cho các nhà đầu tư sản xuất trực tiếp nước ngoài, chưa kể việc áp dụng thực hiện các quy trình thủ tục trong thực tế lại không được rõ ràng. Bên cạnh đó, nhiều quyết định phê duyệt đáng ra nên thực hiện bởi chính quyền địa phương, thì nay lại cần phải trình Thủ tướng Chính phủ xem xét phê duyệt. Ví dụ như, Amata đã phát triển KCN Amata Biên Hòa từ năm 1995 với hơn 165 nhà máy trên diện tích đất hơn 500ha. Chúng tôi đang thực hiện giai đoạn cuối với diện tích 27ha thuộc quy hoạch của Dự án nhưng phải mất hơn một năm để trình Thủ tướng phê duyệt chủ trương đối với việc phát triển mở rộng diện tích nhỏ này, bà Somhatai Panichewa nói.

Bà Somhatai Panichewa cho biết thêm, với các chính sách ưu đãi dành cho công nghệ cao và tiến tiến, Việt Nam đã có chính sách tốt tham gia vào nền Công nghiệp 4.0. Do vậy, Việt Nam cần nhiều dòng đầu tư trực tiếp nước ngoài với công nghệ cao làm đầu tàu. Hiện đã có chính sách ưu đãi dành cho các nhà sản xuất công nghệ cao, và khu công nghệ cao. Tuy nhiên, như thế vẫn chưa đủ vì các nhà đầu tư phát triển hạ tầng KCN công nghệ cao là đầu tàu chủ chốt của các cơ sở sản xuất, hiện vẫn chưa nhận được các chính sách ưu đãi tốt.

Bà Somhatai Panichewa cho biết thêm, với các chính sách ưu đãi dành cho công nghệ cao và tiến tiến, Việt Nam đã có chính sách năng động tham dự vào nền Công nghiệp 4.0 (cuộc cách mạng công nghiệp thế hệ thứ 4). Do vậy, Việt Nam cần nhiều dòng đầu tư trực tiếp nước ngoài với công nghệ cao làm đầu tàu. Về vấn đề này, Việt Nam đã có chính sách ưu đãi dành cho các nhà sản xuất công nghệ cao, và Khu công nghệ cao

 Việt Nam cần nhiều dòng đầu tư trực tiếp nước ngoài với công nghệ cao làm đầu tàu.

Vì vậy, Việt Nam nên xem xét để có chính sách ưu đãi  đồng đều giữa khu công nghệ cao và khu công nghiệp công nghệ cao. Ngoài ra, nên đơn giản hóa, nhanh chóng giải quyết các thủ tục cấp giấy chứng nhận về công nghệ cao, nếu không các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài có thể đầu tư sang các quốc gia khác với các chính sách ưu đãi tốt hơn. Đến nay, chúng tôi đã nhận chứng nhận đăng ký đầu tư trên cả hai miền Nam, Bắc tại các khu vực được xem là đắc địa của Việt Nam với thời hạn giấy phép là 50 năm. Do đó, chúng tôi rất cần Việt Nam tạo điều kiện – bà Somhatai Panichewa đề nghị.

Theo enternews