Sự kiện - chuyên đề:

Tâm – Tầm – Tài lãnh đạo 4.0

Người lãnh đạo cần phải có Tâm – Tầm – Tài trong điều hành một doanh nghiệp. Bên cạnh ba chữ T còn có triết lý tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ phản ánh con đường lãnh đạo trưởng thành.

Đây là những đòi hỏi ngắn gọn nhưng sâu sắc đối với những người lãnh đạo theo qua niệm Châu Á.

Từ tài đến tầm

Doanh nghiệp ngày nay trong thời đại 4.0 đang đối mặt với chuyển đổi số, mô hình kinh doanh, kiến tạo giá trị, khách hàng kết nối đầy thách thức. Kinh doanh dù tại phương trời Tây xa xôi hay tại Châu Á sân nhà của chúng ta đều chung một triết lý: kiến tạo giá trị tốt đẹp cho khách hàng, nhân viên trong doanh nghiệp, đối tác, xã hội và môi trường. Ở đâu những điều tốt đẹp cũng giống nhau và triết lý lãnh đạo cũng hoàn toàn tương đồng mặc dù thể hiện là khác nhau bề ngoài. Thật thú vị khi trong cuộc cách mạng 4.0, triết lý lãnh đạo Châu Á hoàn toàn phù hợp với khái niệm lãnh đạo toàn cầu hóa trong công nghệ.

Tầm của lãnh đạo chính là động lực cho sự phát triển của doanh nghiệp. Một lãnh đạo thiếu tầm về sản phẩm sẽ không thể thúc đẩy doanh nghiệp có những đột phá mạnh mẽ trong tương lai.

Lãnh đạo cần có tài: Người lãnh đạo trong cuộc cách mạng 4.0 cần có đủ tri thức nhằm thực hiện chuyển đổi số cho toàn bộ các hoạt động của doanh nghiệp. Bên cạnh đó họ cần phải liên tục đổi mới sáng tạo nhằm kiến tạo giá trị đáp ứng nhưng nhu cầu thay đổi liên tục từ khách hàng. Người lãnh đạo cần là động lực thúc đẩy doanh nghiệp chuyển đổi đáp ứng thay đổi từ khách hàng, nhân viên, đối tác, đối thủ cạnh tranh, môi trường bên ngoài. Triết lý quản trị Châu Á đó là cân bằng âm dương và trong âm có dương hay ngược lại. Lãnh đạo 4.0 thành công là nhờ vào tốc độ chuyển hóa từ trạng thái cân bằng hiện tại của doanh nghiệp tiến tới trạng thái cân bằng khác nhanh hơn đối thủ cạnh tranh. Doanh nghiệp 4.0 hiểu theo triết lý Châu Á là quá trình chuyển hóa liên tục nội thân từ âm sang dương và ngược lại. Để làm được điều đó người lãnh đạo 4.0 cần thấu hiểu hiện tại và dũng cảm thách thức khám phá tương lai dẫn dắt doanh nghiệp chuyển đối thành công.
Lãnh đạo cần có tầm: Lãnh đạo 4.0 cần có tầm – tư duy chiến lược về sản phẩm/dịch vụ. Các sản phẩm/dịch vụ không những thỏa mãn đòi hỏi hiện tại mà còn cho tương lai. Nhân kỷ niệm 30 năm ngày thành lập FPT, quyền Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng đề cập “Việt Nam nuôi dưỡng FPT như người mẹ nuôi con khôn lớn. Nay, đã đến lúc FPT chinh phục thế giới và đưa tài năng thế giới về Việt Nam. Một giấc mơ vĩ đại sẽ làm cho FPT trở nên vĩ đại”. Tầm của lãnh đạo chính là động lực, chính là lửa cho sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp. Một lãnh đạo thiếu tầm về sản phẩm sẽ không thể thúc đẩy doanh nghiệp có những đột phá mạnh mẽ trong tương lai. Trong những ngày hôm nay chúng ta chứng kiến Bphone 3 – một ví dụ sinh động của BKAV muốn đột phá trong tương lai. Lãnh đạo có tầm còn được hiểu họ luôn luôn khát vọng vươn ra biển lớn không chỉ dừng lại tại thị trường Việt Nam quá chật hẹp. Những nỗ lực của Vingroup trong dự án Vinfast thể hiện tầm lãnh đạo khi thị trường thế giới là mục tiêu chinh phục của tập đoàn. Lãnh đạo có tầm còn thể hiện qua khả năng thay đổi mô hình kinh doanh và áp dụng công nghệ chuyển đổi số. Sự thất bại của ngành taxi thể hiện lãnh đạo các doanh nghiệp thiếu tầm nhìn trong áp dụng công nghệ và thay đổi chính bản thân mô hình kinh doanh của mình.

Chữ tâm còn khó bằng ba chữ tài”

Lãnh đạo cần có tâm: Có lẽ chữ T thứ ba- tâm là cấp độ khó nhất của lãnh đạo 4.0. Khi thế giới trở nên phẳng hơn và mở hơn về công nghệ, doanh nghiệp ngày càng phải đối mặt với sức ép phù hợp chuẩn và các tiêu chuẩn đạo đức trong kinh doanh. Qua những câu chuyện xẩy ra với Khải Silk, các doanh nghiệp cần chú trọng vào kinh doanh vương đạo- kiến tạo giá trị tốt cho xã hội, khách hàng và từ đó giúp doanh nghiệp phát triển bền vững. Kinh doanh vương đạo chính là triết lý cho để nhận của đạo Phật thông qua doanh nghiệp luôn luôn tận tâm, chăm chút và nuôi dưỡng những giá trị tốt đẹp cho sản phẩm tại mọi vị trí , cấp độ lãnh đạo cho khách hàng, đối tác và xã hội. Với thế giới phẳng và kết nối, vương đạo từ tâm của lãnh đạo sẽ làm nên thương hiệu của tình thương bền vững. Khi kinh doanh vương đạo, các vấn đề xảy ra cũng sẽ trở nên nhẹ nhàng và dễ dàng giải quyết hơn.

Nhiệm vụ quan trọng nhất của lãnh đạo đó là làm thế nào có người giỏi phù hợp, làm thế nào phát triển họ và cuối cùng làm thế nào giữ được họ lâu dài trong doanh nghiệp. Chữ Tầm sẽ giúp lãnh đạo tuyển người giỏi. Chữ Tài sẽ giúp lãnh đạo phát triển người giỏi và cuối cùng chữ Tâm sẽ giúp giữ được những người tài giỏi và có tâm trung thành với doanh nghiệp. Thế giới mới với những thách thức mới tuy nhiên lời giải cho lãnh đạo 4.0 vẫn nằm trong lịch sử- Tâm – Tầm – Tài.

Theo enternews
21:12:32 07-11-2018

Người lãnh đạo cần phải có Tâm – Tầm – Tài trong điều hành một doanh nghiệp. Bên cạnh ba chữ T còn có triết lý tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ phản ánh con đường lãnh đạo trưởng thành. Đây là những đòi hỏi ngắn gọn nhưng sâu sắc đối với […]

Đối tác của chúng tôi