Sự kiện - chuyên đề:

Trước 16/9, Chính phủ yêu cầu báo cáo lộ trình, phương án cải cách chính sách tiền lương

Chính phủ yêu cầu Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tiếp thu ý kiến của Bộ Chính trị để hoàn thiện dự thảo Báo cáo trình Quốc hội về lộ trình và phương án cải cách chính sách tiền lương, báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trước ngày 16/9/2023.

Chính phủ yêu cầu báo cáo lộ trình, phương án cải cách chính sách tiền lương trước ngày 16/9/2023
Chính phủ yêu cầu báo cáo lộ trình, phương án cải cách chính sách tiền lương trước ngày 16/9/2023

Vừa qua, Chính phủ đã giao Bộ Nội vụ báo cáo phương án cải cách chính sách tiền lương trước 16/9, theo Nghị quyết phiên họp thường kỳ tháng 8 vừa ban hành.

Tại Nghị quyết 144/NQ-CP, Chính phủ yêu cầu Bộ Nội vụ tiếp tục thực hiện việc phân cấp, phân quyền theo Nghị quyết số 04/NQ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ; phối hợp cơ quan, địa phương đẩy mạnh tinh giản biên chế gắn với cơ cấu lại theo vị trí việc làm và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.

Tiếp tục triển khai mạnh mẽ, thực chất việc thực hiện các Phong trào thi đua: “Đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí”, “Cả nước thi đua xây dựng xã hội học tập, đẩy mạnh học tập suốt đời giai đoạn 2023 – 2030”. Khẩn trương thực hiện công tác chuẩn bị để phát động Phong trào thi đua “Xóa nhà tạm, nhà dột nát” từ nay đến năm 2025, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 9 năm 2023.

Tiếp tục thực hiện việc phân cấp, phân quyền theo Nghị quyết số 04/NQ-CP ngày 10/1/2022 của Chính phủ; phối hợp cơ quan, địa phương đẩy mạnh tinh giản biên chế gắn với cơ cấu lại theo vị trí việc làm và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.

Chính phủ cũng yêu cầu Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội theo dõi sát tình trạng người lao động bị mất việc, thôi việc, giảm giờ làm, tạm hoãn hợp đồng lao động hoặc nghỉ việc không hưởng lương để có giải pháp hỗ trợ kịp thời, bảo đảm ổn định đời sống cho người lao động.

Chính phủ cũng yêu cầu Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương tiếp tục rà soát, tháo gỡ các hạn chế, bất cập trong cơ chế, chính sách, pháp luật theo thẩm quyền, kịp thời báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đối với những vấn đề vượt thẩm quyền.

Đôn đốc các bộ, cơ quan kịp thời ban hành hoặc trình ban hành các văn bản quy định chi tiết luật, nghị quyết, pháp lệnh nhằm khắc phục tình trạng chậm, nợ ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Chủ trì tổng hợp, rà soát các văn bản quy định chi tiết luật, nghị quyết, pháp lệnh còn nợ đọng đến nay, làm rõ nguyên nhân, trách nhiệm và đề xuất giải pháp khắc phục triệt để, báo cáo Chính phủ tại Phiên họp chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 9 năm 2023.

Nghiên cứu, hoàn thiện, tối ưu hóa Hệ thống đăng ký quản lý hộ tịch điện tử dùng chung, bảo đảm ký số Giấy khai sinh, Trích lục khai tử và bảo đảm hiệu quả trong thực hiện các thủ tục hành chính liên thông tại Đề án 06, khắc phục tình trạng hồ sơ chưa đồng bộ về hệ thống cho cán bộ tiếp nhận và xử lý hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính.

Chính sách tiền lương là một chính sách đặc biệt quan trọng của hệ thống chính sách kinh tế – xã hội. Tiền lương phải thực sự là nguồn thu nhập chính bảo đảm đời sống người lao động và gia đình người hưởng lương; trả lương đúng là đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực, tạo động lực nâng cao năng suất lao động và hiệu quả làm việc của người lao động, góp phần quan trọng thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm ổn định chính trị – xã hội; thúc đẩy, nâng cao chất lượng tăng trưởng và phát triển bền vững.

Cải cách chính sách tiền lương phải bảo đảm tính tổng thể, hệ thống, đồng bộ, kế thừa và phát huy những ưu điểm, khắc phục có hiệu quả những hạn chế, bất cập của chính sách tiền lương hiện hành; tuân thủ nguyên tắc phân phối theo lao động và quy luật khách quan của kinh tế thị trường, lấy tăng năng suất lao động là cơ sở để tăng lương; đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế; có lộ trình phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế – xã hội và nguồn lực của đất nước.

Cải cách chính sách tiền lương là yêu cầu khách quan, là nhiệm vụ quan trọng, đòi hỏi quyết tâm chính trị cao trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; thúc đẩy cải cách hành chính; đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, tinh giản biên chế; đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập.

Nguồn: Tạp chí Thương hiệu & Công luận

11:10:30 15-09-2023

Chính phủ yêu cầu Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tiếp thu ý kiến của Bộ Chính trị để hoàn thiện dự thảo Báo cáo trình Quốc hội về lộ trình và phương án cải cách chính sách […]

Đối tác của chúng tôi