Sự kiện - chuyên đề:

Văn hóa doanh nghiệp và trách nhiệm trong doanh nghiệp

VHDN: ” Từng nét văn hóa doanh nghiệp sẽ dần dần cấu thành nên linh hồn của doanh nghiệp, một công ty có linh hồn khỏe khoắn mới là một công ty thực sự vững mạnh ” Nếu không thì doanh nghiệp chỉ có ” sụp đổ”  điều khiến  cho nhân viên của bạn động lòng trắc ẩn với công ty của bạn chính là ” văn hóa và trách nhiệm của công ty bạn đối đãi với nhân viên ra sao !

Jack ma 1 trong những tấm gương tuyệt vời về ” văn hóa doanh nghiệp và trách nhiệm” ông ta luôn cho nhân viên của mình cảm động nhất bằng cách tổ chức cho nhân viên làm công tác từ thiện, nhân viên được nghỉ phép để đi và hơn nữa mọi phí tổn đều tự mình tri trả.

Không bao giờ bỏ cuộc ?

Thật vậy với doanh nghiệp thì không bao giờ bỏ cuộc, đây là trọng tâm của văn hóa doanh nghiệp và cũng là niềm tin chung mà tất cả những ai đi trên con đường khởi nghiệp hoặc sắp sửa bắt đầu khởi nghiệp . Tôi nhớ vị mục sư Churchill có chia sẻ rằng ” Anh hỏi mục tiêu của chúng ta là gì ? Tôi có thể trả lời bằng 1 từ ” chiến thắng !  chiến thằng bằng mọi giá – chiến thắng bất chấp sự sợ hãi – chiến thắng dù rằng con đường có dài và gian khổ, vì không chiến thắng  sẽ không bao giờ tồn tại.” Chính vì thế 1 doanh nghiệp không nên bỏ cuộc vì mọi khó khăn ngay cả khi bạn chỉ còn 1 người nhân viên duy nhất sẵn sàng đi cùng bạn không từ bỏ.

Sức mạnh của Văn Hóa !

Mở đầu cho việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp đó là xây dựng tuyển dụng nhân viên cho chính công ty của bạn. Tôi thấy rất nhiều doanh nghiệp tuyển dụng hứa hẹn với nhân viên mới của mình rất nhiều thứ và cố tạo cho nhân viên 1 chiếc “bánh vẽ” khá hợp lý nào lương cao, chế độ tốt, đóng bảo hiểm xã hội, đi du lịch..vvv rất nhiều nhưng đến khi doanh nghiệp tuyển được họ rồi và lơ đãng luôn lời hứa hẹn của mình trước đó. Và cũng bắt nguồn từ đó nhân viên của bạn sẽ có thái độ cư xử bất hợp tác với bạn.

Chúng ta cùng làm 1 phép thử với nhân viên mới và trong 2 trường hơp sau đây!

  • Tôi sẽ trả bạn mức lương cao nhất , chế độ đãi ngộ tốt …. vvv để chiêu mộ được ứng viên  và khi ứng viên đặt bút ký hợp tác với bạn, cùng thời gian bạn vô tình quên hết những gì đã thỏa thuận miệng ấy … Bạn sẽ biết hậu quả thế nào không ? nhân viên của bạn bắt đầu để ý từ cách cư xử của bạn, của đồng nghiệp, thăm dò lương lậu, nói hành nói tỏi …vv cái kết là nhân viên sẽ chơi bạn 1 màn đẹp trông thấy và nhảy việc.
  • Khi bạn vào công ty của tôi chúng tôi không chắc sẽ trả bạn mức lương cao, bạn sẽ phải chịu nhiều áp lực công việc và thiệt thòi … bạn nghĩ sao khi nhân viên nghe bạn nói vậy chắc chắn là quá thất vọng và sẽ làm giảm sút tinh thần hào hứng của nhân viên. Tuy nhiên nếu bạn tìm được 1 nhân viên giám đương đầu với thử thách mà bạn đưa ra trong lần tuyền dụng hãy trân trọng họ và làm cho ho tốt hơn những gì bạn đã nói.

Để xây dựng văn hóa trong công ty, làm sao để thực sự giúp nhân viên hiểu và “ngấm” văn hóa, chứ không chỉ dừng lại ở hình thức? Về việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp, có công ty xây dựng về tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi… rất đầy đủ, thậm chí có cả phòng Văn hóa, nhưng việc triển khai trên thực tế – làm sao để để nhân viên “ngấm” được văn hóa được viết ra đó là một thử thách.

Chính vì thế mà trong các công ty, cấp “ngấm” văn hóa tổ chức nhiều nhất là… lãnh đạo cấp cao, còn việc triển khai ở các cấp thấp hơn thì… hên xui. Khảo sát trực tiếp gần 100 đại điện doanh nghiệp tham dự tại Hội thảo định hướng lãnh đạo Văn hóa doanh nghiệp cho thấy, 76% cho rằng lãnh đạo cấp cao thể hiện rõ nét các giá trị văn hóa của công ty, trong khi chỉ tỷ lệ này trong quản lý cấp trung chỉ là 45%, và chỉ… 2% cho biết nhân viên kỹ thuật của họ thể hiện rõ nét văn hóa công ty.

 

Làm sao để thu hẹp khoảng cách?

Tại hội thảo, bà Nguyễn Trịnh Khánh Linh dẫn ra kết quả nghiên cứu của Dale Carnegie toàn cầu – khảo sát 600 lãnh đạo cấp cao thuộc các công ty thuộc nhiều ngành nghề, quy mô đa dạng tại Mỹ, Ấn Độ, Đức, Indonesia – từ đó đưa ra gợi ý để triển khai văn hóa hiệu quả.

Người lãnh đạo không thể một mình xây dựng văn hóa thành công

“Khi các lãnh đạo và quản lý cấp thấp hơn đi sai hướng, sự chia rẽ về văn hóa sẽ xuất hiện.”

“Trong khi các lãnh đạo cấp cao chắc chắn tác động đến văn hóa thông qua lời nó và hành động, các lãnh đạo và quản lý ở các cấp độ khác trong toàn tổ chức phải cùng nhau củng cố văn hóa đó,” báo cáo nhận định.

Trên thực tế, 46% lãnh đạo từ các công ty có văn hóa thành công nghiên cứu cho rằng quản lý cấp trung hoặc giám sát trực tiếp thực sự có tác động lớn nhất đến văn hóa công ty,chứ không phải các lãnh đạo cấp cao hoặc nhân viên tương tác trực tiếp với khách hàng.

Do đó, những công ty thật sự mong muốn củng cố và phát triển văn hóa công ty phải thúc đẩy sự tham gia trực tiếp vào việc xây dựng văn hóa của tất cả các lãnh đạo và quản lý ở mọi cấp độ, cần có những đại sứ văn hóa trong công ty, chứ không “đặt hết mọi trách nhiệm của người lãnh đạo.”

Theo Dale Carnegie Việt Nam, “văn hóa công ty là những suy nghĩ vô thức dẫn đến quyêt định và hành vi của nhân viên mỗi ngày.” Văn hóa công ty ảnh hưởng đến chiến lược công ty, cách ra quyết định, thái độ hướng đến khách hàng và khả năng tương tác, sự tự tin của nhân viên… Vì vậy, văn hóa công ty có liên hệ mật thiết đến kết quả kinh doanh và sự phát triển của công ty.

Hợp tác chính là thay đổi bản thân thích ứng được với người khác, chiến lược đều là đánh cược nhưng không phải đánh cược đều là chiến lược” vì vậy bạn hãy luôn tạo cho doanh nghiệp của  mình 1 nét văn hóa riêng biệt và cùng nhân viên của bạn xây dựng văn hóa doanh nghiệp trong trách nhiệm của mỗi người và mỗi vị trí khác nhau.

Huế Bùi

Chia sẻ
15:40:54 20-09-2018

VHDN: ” Từng nét văn hóa doanh nghiệp sẽ dần dần cấu thành nên linh hồn của doanh nghiệp, một công ty có linh hồn khỏe khoắn mới là một công ty thực sự vững mạnh ” Nếu không thì doanh nghiệp chỉ có ” sụp đổ”  điều khiến  cho nhân viên của bạn động […]

Chia sẻ

Đối tác của chúng tôi