Sự kiện - chuyên đề:

15 thương vụ mua bán sáp nhập của ngành y tế, nói lên điều gì?

Theo dữ liệu từ Báo cáo thị trường M&A của BDA Partners, ngành y tế có tới 15 thương vụ mua bán sáp nhập (M&A) diễn ra, với tổng giá trị được công bố đạt gần 765 triệu USD. Có thương vụ rất “đình đám” và sự sôi động đó nói lên điều gì?

 

Y tế, chăm sóc sức khỏe là một trong những ngành có hoạt động mua bán – sáp nhập (M&A) sôi động nhất trong năm 2023, xét cả về số lượng và giá trị giao dịch.

Ảnh chỉ có tính chất minh họa, nguồn internet.
15 thương vụ mua bán sáp nhập của ngành y tế, nói lên điều gì? Ảnh chỉ có tính chất minh họa, nguồn internet.

Theo dữ liệu từ Báo cáo thị trường M&A của BDA Partners, ngành này có tới 15 thương vụ diễn ra trong năm 2023, với tổng giá trị được công bố đạt gần 765 triệu USD. Giá trị giao dịch trung bình của mỗi thương vụ khoảng 100 triệu USD, tăng hơn 30 triệu USD so với năm 2022.

Các thương vụ nổi bật trong năm 2023 phải kể đến là Thomson Medical Group mua lại toàn bộ Bệnh viện FV với 381,4 triệu USD và CVC Capital mua Bệnh viện quốc tế Phương Châu (thuộc Tập đoàn Y tế Phương Châu) với 116 triệu USD. Thương vụ đầu tư vào Bệnh viện Xuyên Á của Warburg Pincus cũng gây chú ý, nhưng không được công bố giá trị.

Tập đoàn Y tế Raffles Medical (RMG) của tỷ phú Singapore Loo Choon Yong tuyên bố hợp tác chiến lược toàn diện với Bệnh viện Quốc tế Mỹ (AIH) tại TP. HCM. Theo thỏa thuận hợp tác, từ tháng 10/2023, RMG bắt đầu tham gia vào các hoạt động quản trị, quản lý vận hành AIH và phát triển một số chuyên khoa sâu.

15 thương vụ mua bán sáp nhập của ngành y tế, nói lên điều gì? Ảnh chỉ có tính chất minh họa, nguồn internet.
15 thương vụ mua bán sáp nhập của ngành y tế, nói lên điều gì? Ảnh chỉ có tính chất minh họa, nguồn internet.

Trong khi đó, ông Kiat Lim, Phó Chủ tịch điều hành Thomson Medical Group khẳng định, việc mua lại Bệnh viện FV giúp Tập đoàn mở rộng sự hiện diện tại 03 khu vực địa lý quan trọng nhất trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe của Đông Nam Á; giúp Tập đoàn tiếp cận một thị trường đang phát triển và nguồn nhân lực dồi dào, tạo ra những bước tiến quan trọng để tiến vào các quốc gia như: Campuchia, Lào và Myanmar.

Còn với RMG, việc mua lại AIH giúp nắm bắt cơ hội phát triển từ sự bùng nổ nhu cầu về dịch vụ chăm sóc sức khỏe tư nhân tại Việt Nam, đồng thời hỗ trợ Tập đoàn hiện thực hóa tham vọng trở thành nhà cung cấp dịch vụ y tế – chăm sóc sức khỏe chất lượng cao được người dân trong khu vực lựa chọn.

Thị trường sôi động với nhiều thương vụ M&A công ty dược, chuỗi bệnh viện lớn nhỏ là kết quả từ những lợi thế rõ ràng của thị trường y dược Việt Nam.

Theo các nhà đầu tư, lĩnh vực chăm sóc sức khỏe được đánh giá là một trụ cột ổn định trong thời kỳ suy thoái. Dịch vụ chăm sóc sức khỏe là nhu cầu thiết yếu căn bản, không bị ảnh hưởng bởi các biến động trong nền kinh tế chung. Kể cả khi tình hình kinh tế đối mặt với nhiều thử thách, người dân vẫn cần sử dụng các dịch vụ y tế và chăm sóc sức khỏe.

15 thương vụ mua bán sáp nhập của ngành y tế, nói lên điều gì? Ảnh chỉ có tính chất minh họa, nguồn internet.
15 thương vụ mua bán sáp nhập của ngành y tế, nói lên điều gì? Ảnh chỉ có tính chất minh họa, nguồn internet.

Các yếu tố nhân khẩu học thuận lợi (quy mô dân số lớn hơn 100 triệu người, tầng lớp trung lưu gia tăng nhanh chóng…) giúp tăng thêm sự hấp dẫn của lĩnh vực chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam.

Đại diện Công ty New World Wealth (Nam Phi) và Henley & Partners (Thụy Sỹ) cho rằng, Việt Nam sẽ chứng kiến mức tăng trưởng tài sản đột biến nhất thế giới, đến 125% trong 10 năm tới. Hiện Việt Nam có 19.400 triệu phú USD và 58 người có từ 100 triệu USD trở lên sau khi trừ các khoản nợ.

Sự chuyển dịch cơ cấu dân số giúp thúc đẩy nhu cầu đối với dịch vụ chăm sóc sức khỏe chất lượng cao, làm tiền đề vững chắc cho các khoản đầu tư vào lĩnh vực này.

Đặc biệt, nhu cầu đối với dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam rất lớn. Trong quá khứ, dịch vụ này chủ yếu do các cơ sở y tế công lập cung cấp, dẫn đến tình trạng quá tải tại các thành phố lớn và gây áp lực không nhỏ lên đội ngũ nhân viên y tế. Các cơ sở y tế tư nhân đã và đang nổi lên như một phương án bổ sung và hỗ trợ cho hệ thống y tế công, mang tới nhiều lựa chọn hơn cho người dân Việt Nam.

 

Nguồn: Tạp chí Thương hiệu & Công luận

14:53:40 26-02-2024

Theo dữ liệu từ Báo cáo thị trường M&A của BDA Partners, ngành y tế có tới 15 thương vụ mua bán sáp nhập (M&A) diễn ra, với tổng giá trị được công bố đạt gần 765 triệu USD. Có thương vụ rất “đình đám” và sự sôi động đó nói lên điều gì?   […]

Đối tác của chúng tôi