Sự kiện - chuyên đề:

Công ty cổ phần sinh thái Vina Yến- Tập đoàn Hưng Thuận: Mô hình tiên phong trong ngành nuôi yến

Ở nước ta, nghề nuôi chim yến với mục đích thương mại là một hoạt động sản xuất đã xuất hiện lẻ tẻ từ năm 2004 tại một số tỉnh Nam bộ. 10 năm trở lại đây, nghề này đã phát triển khá mạnh với nhiều loại hình và quy mô khác nhau. Tuy nhiên, việc đầu tư nuôi yến theo mô hình “Công nghiệp sinh thái và công nghệ cao” của Tập đoàn Hưng Thuận thông qua đơn vị thành viên – Công ty Cổ phần Đầu tư Sinh thái Vina Yến lại là mô hình tiên phong trong ngành nuôi yến nước ta.

Từ phát triển mô hình nuôi yến công nghiệp

Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh, yến sào rất giàu protein, acid amin và các khoáng chất tốt cho sức khỏe, được xếp vào hàng “bát trân” (tám món cao lương mỹ vị) tại một số quốc gia như Hong Kong, Trung Quốc, Malaysia, Indonexia, Philipines, Việt Nam. Nuôi chim yến và khai thác sản phẩm từ yến là một nghề cho hiệu quả kinh tế rất cao, mức giá dao động từ 1.500- 2.000USD/kg tổ yến. Sản phẩm tổ yến chủ yếu được các công ty xuất khẩu thu về khoản ngoại tệ rất lớn, nên nghề nuôi chim yến “không hẹn lại lên” mọc ra như nấm. Chỉ riêng các tỉnh phía Nam, có rất nhiều nhà yến mọc ra và khai thác theo hình thức dẫn dụ lẻ tẻ, năng suất thấp, lại rất khó kiểm soát dịch bệnh… cho nên hiệu quả kinh tế từ việc khai thác loài chim này chưa tương xứng với tiềm  năng. Do đó, mô hình “Công nghiệp sinh thái và công nghệ cao” của Tập đoàn Hưng Thuận được xem là mô hình tiên phong trong việc công nghiệp hóa nghề nuôi chim yến.

Đến dự án công nghiệp sinh thái công nghệ cao

Dù đã thành công trên nhiều dự án Bất động sản quy mô lớn trong nước, nhưng có lẽ dự án “Công nghiệp sinh thái và công nghệ cao” lại là dự án tâm huyết nhất của Tập đoàn Hưng Thuận, mà bản thân ông Lâm Trúc Nhỏ – Chủ tịch HĐQT Tập đoàn là người khởi xướng. Với hơn 20 năm ấp ủ niềm đam mê, ông Lâm Trúc Nhỏ lao vào mày mò tìm hiểu về tập tính của loài yến và kỹ thuật chăm sóc chúng, theo đuổi mô hình phát triển yến nuôi quy mô công nghiệp tại Việt Nam. Đam mê này đã trở thành động lực đưa ông Nhỏ tìm đến chia sẻ kinh nghiệm cùng các chuyên gia hàng đầu tại các nước Malaysia, Indonesia, Thái Lan, kết hợp với việc nghiên cứu điều kiện tự nhiên tại tỉnh khu vực phía Nam để tìm ra một nơi phù hợp để phát triển dự án. Những năm qua, Hưng Thuận Group đã mạnh dạn đầu tư hệ thống trang trại nuôi yến hiện đại trên quy mô lớn với diện tích đầu tư trên 7,28ha trong Khu công nghiệp & Đô thị Việt Phát tại Thủ Thừa, gồm 72 căn nhà yến được xây dựng 8m x 24m x 3 tầng, mỗi căn được thiết kế theo tiêu chuẩn cao nhất tại khu vực không ngập lụt, giúp tạo không gian tốt nhất cho phát triển mô hình nuôi yến công nghiệp với các kỹ thuật tiên tiến nhất. Dự án nằm trong mảng xanh thực vật rộng hàng chục nghìn hecta, là điều kiện rất thuận lợi cho không gian sinh hoạt, tìm kiếm thức ăn của chim yến.

Quy trình nuôi chim yến tại đây được các chuyên gia chuyển giao từ các chuyên gia Malaysia – một quốc gia đã phát triển thành công mô hình nuôi yến công nghiệp theo quy trình công nghệ cao thông qua Công ty CP Đầu tư Sinh thái Vina Yến (đơn vị thành viên của Tập đoàn Hưng Thuận Group). Vina Yến đang sở hữu công nghệ ấp trứng với tỷ lệ thành công cao, tất cả quy trình từ ấp trứng, tập bay, nhập đàn và kiểm soát dịch bệnh đều tuân thủ theo một quy trình kiểm soát nghiêm ngặt, do đó thời gian qua, số lượng đàn yến ngày càng tăng nhanh, với số lượng lên đến hàng trăm nghìn cá thể.

Theo chia sẻ của ông Lâm Trúc Nhỏ, đàn yến này tuy là loại yến nhà, nhưng đường bay của chúng đi tìm thức ăn khá dài đến tận Campuchia, môi trường sống hoàn toàn tự nhiên, nên chất lượng tổ yến và hàm lượng dinh dưỡng trong tổ yến rất cao. Vina Yến còn là nhà tiên phong trong việc hợp thức hóa nuôi yến công nghệ cao tại Việt Nam. Công ty cũng tài trợ cho việc nghiên cứu khoa học với các trung tâm nghiên cứu về chim yến hàng đầu trên thế giới tại Johor, Malaysia, Indonesia và Thái Lan với mục đích nghiên cứu về việc tổ chức nuôi yến, sản xuất, xử lý, chế biến tổ yến, cùng với việc kiểm soát chất lượng và phát triển sản phẩm từ tổ yến. Đồng thời nghiên cứu xây dựng thành công mô hình trung tâm dịch vụ về tổ yến, nhằm hỗ trợ hoạch định chiến lược, xây dựng thương hiệu, phát triển các sản phẩm liên quan đến tổ yến phục vụ cho thị trường nội địa và xuất khẩu.

Phương An

14:56:33 10-10-2020

Ở nước ta, nghề nuôi chim yến với mục đích thương mại là một hoạt động sản xuất đã xuất hiện lẻ tẻ từ năm 2004 tại một số tỉnh Nam bộ. 10 năm trở lại đây, nghề này đã phát triển khá mạnh với nhiều loại hình và quy mô khác nhau. Tuy nhiên, […]

Đối tác của chúng tôi