Sự kiện - chuyên đề:

Luận về văn hóa doanh nghiệp – doanh nhân thời đổi mới và hội nhập

Có ai hay bí quyết thương trường

 Trong chữ Tín biết bao điều kỳ diệu

 Hướng thiện, tâm bền, gần xa định liệu

Giao thiệp bạn bè, hòa nhập, kỷ cương…

VHDN: Xưa nay – Nhân, nghĩa, lễ, trí, tín (仁義禮智信) – Tất cả năm điều đó đều khởi nguồn từ đạo “Hiếu”    (孝)đây là những đạo đức lớn, cần thiết và bắt buộc người muốn thành “chính nhân quân tử”, mới thành “doanh nhân văn hóa” phải thể hiện trong phép giao tiếp, ứng xử với gia đình, cộng đồng, xã hội, được coi là chuẩn mực cho luân lý, đạo đức, đo lường mọi hành động, khẳng định bản chất con người tốt hay xấu.

* Tại đây không luận đàm người “ngụy quân tử” – “doanh nhân trọc phú”. Vậy thế nào là người “chính nhân quân tử” – doanh nhân văn hóa ? – Điều này  tùy thuộc ở học vấn, góc độ tầm nhìn của mỗi người, để có định nghĩa riêng, chung.

Khổng Tử – nhà minh triết vĩ đại đã từng dạy ba ngàn học trò rằng: “Nghèo mà vui đạo; giầu mà giữ lễ; nghèo không quỵ lụy, giầu không kiêu ngạo, thương người là  nhân; biết người là trí; sẵn sàng dâng hiến; sẵn sàng trợ cấp phò nguy, mong cho dân giầu nước mạnh – như thế là bậc chính nhân quẩn tử rồi.  (Luận ngữ VI/.)

Nhân (仁):  – “Trắc ẩn chi tâm, ái vật chi lý, bất sát, bất hại, thể hoá sinh chi đại đức”.

Lấy lòng nhân mà phóng xá cho loài vật, được phần sống, sinh hóa như loài người, cần có lòng từ bi bác ái,vị tha…

Luôn học hỏi, khơi trong gạn đục, quan tâm đến mọi người, mở rộng giao lưu bè bạn, yêu thương, thân thiện, hòa nhập, kỷ cương, trân trọng; cùng nắm tay nhau đoàn kết thành sức mạnh, cùng kinh doanh, mở tầm nhìn, bền tâm, xây chiến lược đường dài đi tới vinh quang.

Khởi nghiệp nào cũng đầy dẫy khó khăn, rủi ro, thành bại, bại thành;  – Song ! một khi đã thành công thương hiệu đó là mở cửa bình minh. Nhưng muốn thành công thương hiệu trước hết phải xây dựng chất lượng sản phẩm uy tín, văn hóa, doanh nghiệp – doanh nhân phải xứng tầm thời đại.

Nghĩa (義): Nht thảo nht mộc, các hữu kỳ chủ – Cả thảy mọi vật đều có chủ, cấm chẳng được mang lòng gian tham, ham muốn của người mà làm cho bất nghĩa.

Người quân tử muốn thực hành chữ nghĩa, thì phải noi theo câu: “Kỷ sở bất dục vật thi ư nhân” những việc gì ta chẳng muốn ai làm cho ta chịu đau khổ, thảm sầu – thì ta không nên đem các điều ấy mà làm cho người khác, thế mới là trọn nghĩa.

L (禮): “Yết dục dưỡng tinh – cấm không được tà tình hoa  nguyệt, làm cho hao tổn nguyên tinh biến ra thất lễ. Lễ là khuôn viên trọng thể của con người, làm người sở dĩ linh thông hơn vạn vật, là nhờ biết giữ lễ mà được phần tôn quí, cao minh hơn vạn vật.

Có câu Nhân sinh vạn vật tối linh, lễ giả thiên địa chi tự giả

T (智): “Tồn tâm dưỡng tính – chẳng nên dùng tửu sắc, ẩm thực quá độ, rối loạn trí não tâm thần, hoại hư tạng phủ, biến ra người mất trí. Trong Hán tự, chữ Trí gồm chữ Tri () ở trên và chữ Bạch () ở dưới. Hàm ý làm người phải biết giữ lòng thanh bạch, chẳng cho nhiễm vào một điểm nhơ ố vạy tà, mới gọi là hạng người trí thức… Có câu “Trí gi nhạo thủy” – bậc trí thức tính lưu thông như nước, biết thiên văn, tường địa lý, hiểu lòng người, mọi sự đều biết rõ, cư xử việc gì cũng được phân minh, giữ lễ cương thường, chẳng khi nào phạm vào luật pháp.

Tín (信): – “Bằng hữu chỉ ư tín – thủy chung như nhất, trước sau như một, không thay lòng đổi dạ, dầu hứa hẹn một việc nhỏ cũng chẳng sai lời, mới gọi là người chân thật, biết thủ Tín.

Trong Hán tự, chữ Tín gồm chữ nhân () ghép bằng cùng chữ ngôn (言) – Ngụ ý làm người mọi điều thốt ra, phải giữ sự chân thật thì mới đủ tầm thu phục lòng người.

Nếu việc không mà nói có, đổi trắng thành đen, mưu đồ xảo quyệt, sản xuất, kinh doanh hàng giả, vụ lợi đơn phương; lật lọng tráo trở, khúm núm, lịnh luồn, mua chức, bán quyền, giành lợi trước mắt, sẵn sàng phản bội nguời thân, tranh công đổ lỗi, phụ tình bè bạn, không nghĩ trước sau… – Người như thế – tất chẳng còn ai tin tưởng. Người đã thất tín thì mọi tiền, quyền “vớ bở” chắc chắn chỉ là tạm thời phù du trong khoảnh khắc mà thôi ! Rồi đến ngày “dậu đổ bìm leo” ô danh tràn tới, không dám ngẩng đầu, không dám tự nhiên nơi công chúng, cũng chẳng có chỗ vui chơi, sống mà ngày đêm cứ giật mình thon   thót, đời đày khổ nhục, đắng cay, héo mòn, tàn lụi…

Người như thế đừng vội ngộ nhận mà phong cho là doanh nhân văn hóa. Có câu: “Nhân vô tín như xa vô luân” – Người mà thất tín thì cũng như chiếc xe không có bánh, chẳng thể cử động, cũng chẳng chuyển động được hướng nào.

Mạnh Tử nói: “Nước gốc ở Nhà, Nhà gốc ở Thân”. Xét từ mối quan hệ đó, ta thấy Thân quan trọng số một, nó quyết định hình thành nên tất cả, đồng thời Thân cũng là yếu tố thiết yếu của Nhà, khi yếu tố Thân bị mờ nhạt, không cường thịnh, thì tất sẽ kéo theo hệ quả cả Nhà Nước cùng mờ nhạt, chìm đắm theo.

Bởi thế ! Doanh nghiệp – Doanh nhân văn hóa (Thân) là nền tảng kinh tế, phông văn hóa của (NhàNước) có vai trò quan trọng vô cùng !

Bùi Tuân

16:34:20 22-01-2018

Có ai hay bí quyết thương trường  Trong chữ Tín biết bao điều kỳ diệu  Hướng thiện, tâm bền, gần xa định liệu Giao thiệp bạn bè, hòa nhập, kỷ cương… VHDN: Xưa nay – Nhân, nghĩa, lễ, trí, tín (仁義禮智信) – Tất cả năm điều đó đều khởi nguồn từ đạo “Hiếu”    (孝) – […]

Đối tác của chúng tôi