Sự kiện - chuyên đề:

Người ươm mầm nhân ái

Mồ côi mẹ từ lúc còn nhỏ, cậu bé Phạm văn Dư đã sớm phải vật lộn với cuộc sống để tồn tại, từ việc kiếm củi đốt than, đào củ mì kiếm ăn và rồi con đường tu hành đã sớm đến với cậu bé Dư …

 Con đường vào đời…    

Mang pháp hiệu:Đại đức Thích Đồng Khánh và được nhân dân cùng các phật tử xã Sơn Mỹ, huyện Hàm Tân thỉnh về trụ trì chùa Huệ Đức, xã Sơn Mỹ, huyện  Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận đến ngày nay.

Đại đức: Thích đồng Khánh, không thể quên được ngày đầu về với chùa Huệ Đức… Gọi là chùa nhưng chỉ là một ngôi nhà siêu vẹo dột nát giữa một khu đất bỏ hoang cỏ cây mọc um tùm, không có tượng Phật mà chỉ có mấy bát hương vài cái chân nhang bị nước mưa bạc phếch ngổn ngang trên bệ, theo thày được biết thì đất xung quanh của chùa Huệ Đức trước đây cũng khá rộng, nhưng nay đã bị lấn chiếm gần hết, diện tích chỉ còn lại khoảng 2 000 m2. Giữa một vùng quê ven biển cát trắng bạc màu, chỉ còn cây Điều lấy hạt là còn tồn tại ,cuộc sống của nhân dân trong xã còn rất nghèo, nguồn nước sinh hoạt thiếu thốn quanh năm phải vào khe suối rất xa thồ từng can nước, đôi khi còn phải mua với cái giá rất đắt về dùng, ốm đau bệnh tật không có tiền để chạy chữa, nhất là khi gặp tai nạn rủi ro bị các loại bò sát côn trùng độc hại như Bồ Cạp, Rắn độc cắn thì hầu như phó mặc cho số phận, do thiếu nguồn nước sinh hoạt, công trình vệ sinh của các gia đình hầu hết là tạm bợ, cho nên các bệnh truyền nhiễm phát sinh, bệnh ghẻ, bệnh nhiễm trùng lở loét, tổ đỉa rất phổ biến nhưng cũng không tìm đâu ra thuốc để chữa trị.

Các nhà doanh nghiệp đến thăm và tặng quà cho các cháu trong chùa vào ngày 07/07/2019

 Thật xót xa khi chứng kiến tình cảnh dân tình như thế, dựa vào kiến thức đã được tại trường y học cổ truyền thành phố Hồ Chí Minh và bằng cấp đã được chứng nhận, Đại đức Thích Đồng Khánh phát tâm bắt tay vào việc mở mang trồng cây dược liệu sản xuất thuốc thuốc Đông y, mở cơ sở cấp thuốc chữa bệnh miễn phí cứu giúp cho người nghèo nơi quê hương thầy đang sinh sống, với kiến thức học được và sự thông minh sáng tạo thầy đã vận dụng khả năng sắn có và những kinh nghiệm từ thực tế để áp dụng chữa bệnh cho nhân dân và cũng từ đó nhiều bài thuốc của thầy đã trở nên độc đáo chữa được nhièu bệnh bệnh hiểm nghèo rất có hiệu quả , tiếng lành đồn xa, bệnh nhân từ khắp nơi kéo về, mỗi ngày thầy cứu chữa cho tới bốn, năm chục người bệnh, có những bệnh rắn cắn bị hoại tử thối thành những ổ sâu hoắm, hay bệnh viêm nhiễm da mặt bị loang làm biến dạng cả khuôn mặt, đã đi hầu hết các bệnh viện khi không có tiền để nằm viện phải về nhờ thày cứu chữa. cũng chỉ sau một thời gian đã được bình phục trở về với cuộc sống đời thường…

 

    Nuôi dạy trẻ mồ côi

    không nơi nương tựa

Có một điều tôi không bao giờ nghĩ đến đó là vào năm 2009, một trung tâm nuôi dưỡng trẻ mồ côi ở thị xã Lagi không hoạt động được bị giải thể , có đem đến nhà chùa gửi 3 cháu nhỏ mồ côi không nơi nương tựa hiện tại không biết giao cho ai, nhà chùa nhận về nuôi, tưởng như thế là xong, nào ngờ từ đó các cháu nhỏ mồ côi, không cha, không mẹ, bị  khuyêt tật là nạn nhân chất độc Dacam được nhân dân đem đến gửi ngày một đông, có lần đang đêm nhà chùa nhận được cú điện thoại với một giọng nói lạnh lùng: “ Nhà sư ra mà nhận người ” không biết điều gì sẽ đem đến, khi nhà chùa ra đến cổng tam quan, thì thấy một thai nhi mới sinh đang ọ ọe chơi vơi bị bỏ vào cái thùng mì tôm để ở giữa cổng ra vào, lại có lần họ bỏ trẻ sơ sinh vào cái túi sách đã cũ vứt ngay ven đường trông thật thê thảm, chuyện bỏ trẻ sơ sinh vào bao tải, hay đùm vào quần áo rách vứt ở cổng chùa gần như một thói quen của những người vô tâm vô tính, nhìn các cháu sơ sinh như thế lòng người ai cũng cảm thấy xót xa, là trẻ mồ côi sống trong cảnh lam lũ khổ cực tôi càng thấu hiểu về ý nghĩa của cuộc sống con người, không cần phải đắn đo , tôi dem các cháu về chùa tự tay chăm sóc, tôi không thể nào quên được cái cảnh đi xin từng giọt sũa về cho các con bú, mỗi khi các cháu bị bệnh ốm đau, tôi thấy rất lo lắng, bằng tình thương yêu vô hạn, phải tìm mọi cách để  chạy chữa , mong sao sớm đem lại sự sống cho các cháu, số các cháu về nương nhờ của phật tại chùa Huệ Đức ngày một đông lên, cho tới nay đã có hơn 40 cháu, số trẻ sơ sinh vẫn còn 3 cháu,


 Bữa ăn trưa của các cháu được Sư Thầy Thích Đồng Khánh nuôi dạy trong Chùa

 

Gần 20 năm trôi qua, lớp lớn tuổi đã tốt nghiệp phổ thông, đã được nhà chùa cho đi học nghề để tìm kiếm công ăn việc làm, Sáu cháu đi học lái xe đã ra trường và có việc làm ổn định, bốn cháu đi học nấu ăn, đặc biệt thày đã dạy được một võ sư làm huấn luyện viên tại sở văn hóa thể  thao &  Du lịch tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, đó là Võ Sư, Nguyễn Văn Đức, người đã đoạt nhiều giải thưởng cao quý trong các giải  thi đấu tranh đai vô địch khu vực và đã từng vô địch giải trẻ toàn quốc năm 2006 và em Nguyễn Thị Thuận , sinh viên  năm thứ 3 khoa báo chí, trường đại học khoa học xã  hội nhân văn thành phố Hồ chí Minh.

Tháng 8 năm 2018, sở lao động thương binh & xã hội tỉnh Bình Thuận, đã cấp giấy phép hoạt động. Từ những đứa con bị bỏ rơi nương nhờ cửa phật nay chính thức đã có một mái nhà chung, đó là

Trung tâm bảo trợ xã hội Huệ Đức. Sau một năm đoàn kiểm tra liên ngành gồm đại diện

Công An tỉnh, đại diện các cấp chính quyền, tỉnh, huyện, xã và đại diện cơ quan chức năng. Đến kiểm tra cơ sở đột xuất để đánh giá thực trạng của cơ sở, sau khi làm việc đã đồng thuận đánh giá rất cao về hiệu quả chất lượng hoạt động của cơ sở, ông Nguyễn Ngọc Thành, Phó giấm đốc Sở lao động thương binh & xã hội tỉnh Bình Thuận, đã rất cảm động nhận xét đánh giá những ưu điểm nổi bật của cơ sở, đồng thời ông cũng ân cần hướng dẫn các thủ tục hành chính, mong cho cơ sở tiếp tục hoàn thiện các hồ sơ, văn bản thủ thục pháp lý để làm cơ sở cho các hoạt động lâu dài của Trung tâm, Sư thầy cảm động bày tỏ sự cám ơn và nguyện rằng sẽ đem hết khả năng của mình tất cả vì những mầm non là công dân tương lai của đất nước… nhưng mặc dù vậy, thầy chia sẻ rằng: việc nuôi gần 50 trẻ nhỏ, lo ăn, lo ở, lo thuốc men  khi trẻ đau ốm đã là bao vất vả và khó khăn,  lại còn phải lo cho các con học hành, nhà chùa đang tích cực tổ chức các hoạt động làm kinh tế để chứng minh được năng lực của mình, nhưng cũng không thể hết được những khó khăn,

Nhà chùa rất mong những tấm lòng thiện nguyện phát tâm bồ đề của các nhà hảo tâm các “mạnh thường quân” giúp đỡ cho các con có thêm cơ sở vật chất để cải thiện cuộc sống cho các con thoát khỏi căn bệnh tự kỷ và sự kỳ thị của xã hội ./

Minh Thư ( Theo báo Kinh Doanh & Pháp Luật )

 

19:10:02 17-07-2019

Mồ côi mẹ từ lúc còn nhỏ, cậu bé Phạm văn Dư đã sớm phải vật lộn với cuộc sống để tồn tại, từ việc kiếm củi đốt than, đào củ mì kiếm ăn và rồi con đường tu hành đã sớm đến với cậu bé Dư …  Con đường vào đời…     Mang pháp hiệu:Đại […]

Đối tác của chúng tôi