Sự kiện - chuyên đề:

Nhà nghiên cứu Mịch Quang : Người chiến sĩ trên mặt trận văn hóa

VHDN: Mịch Quang là một nhà nghiên cứu sân khấu truyền thống Tuồng và cũng là nhà học thuật, nên ngôn ngữ của ông có sức mạnh truyền cảm. Nhà nghiên cứu Mịch Quang đã về nơi an nghỉ cuối cùng trong sự tiếc thương vô hạn của gia đình, bè bạn, đồng nghiệp, học trò và những người yêu văn hóa truyền thống Việt Nam vào sáng 21 tháng 2 năm 2018 (ngày 6 tết Mậu Tuất).

Mịch Quang là một nhà nghiên cứu sân khấu truyền thống Tuồng và cũng là nhà học thuật, nên ngôn ngữ của ông có sức mạnh truyền cảm như trong các vở: “Thanh gươm hát bội”, “Bà mẹ làng Sen”, “Vua Hùng kén rể”, “Quang Trung”, “Phất cờ nương tử”… Ngoài ra, ông còn viết về đề tài nghiên cứu, như: “Kinh dịch với nghệ thuật truyền thống”; “Khơi nguồn mỹ học dân tộc”, “Cấu trúc động – mở, đặc thù quán triệt nền âm nhạc truyền thống”… Cuộc vui nào rồi cũng  đến lúc tàn, nên cách đây không lâu tôi vừa viết mừng thọ ông 100 tuổi, nay lại viết lời chia biệt ông. Nhà nghiên cứu Mịch Quang tên thật là Nguyễn Thế Khoán, sinh ngày 01/05/1917 ở Tuy Phước, Bình Định. Ông là nhà học thuật, triết học – là một bộ môn khoa học xã hội, lí luận có tính bác học của nghệ thuật sân khấu Việt Nam. Nhưng, thế hệ sau của chúng ta đã hiểu hết tính hàn lâm, cái hứng thú, cảm xúc của nghệ thuật sân khấu Việt Nam truyền tải tới cho khán giả Việt Nam, cho giới nghiên cứu nghệ thuật nước ngoài chưa? Giới nghiên cứu nghệ thuật nước ngoài coi nghệ thuật sân khấu truyền thống Tuồng Việt Nam là nghệ thuật bậc thầy.

Khi đi tập kết, ông Nguyễn Thế Khoán cũng chỉ là một người nông dân tham gia kháng chiến. Nhưng dưới con mắt của lãnh tụ Hồ Chí Minh thì ông lại là một nhà nghiên cứu sân khấu Tuồng. Bác Hồ trực tiếp giao nhiệm vụ cho ông “…Tiếp thu nghệ thuật truyền thống có chọn lọc, có cải tiến, nhưng chớ gieo vừng ra ngô”. Và, ông trở thành người chiến sĩ trên mặt trận văn hóa. Cái tầm của Hồ Chí Minh là nhìn ra nhà nghiên cứu Mịch Quang. Cái tâm trong sáng của Mịch Quang đã nghiên cứu được ra những viên ngọc đẹp của nghệ thuật sân khấu truyền thống Tuồng Việt Nam. Nền văn hóa của chúng ta đã vượt qua biên giới – người nước ngoài mê tít văn hóa truyền thống Việt Nam. Nói như Đại sứ Rumani tại Việt Nam Valeriu Arteni: “Tôi yêu Việt Nam! Yêu văn hóa truyền thống của Việt Nam. Thời chiến tranh, tôi là một trong hai sinh viên nước ngoài học ở trường đại học Việt Nam. Tôi cũng đi sơ tán như các bạn sinh viên Việt Nam…”

Nhà nghiên cứu – soạn giả Mịch Quang đã tạ thế, nhưng công trình khoa học xã hội đồ sộ để lại theo di ngôn huấn thị của Chủ tịch nước, ông xứng đáng được truy tặng Huân chương Độc lập. Vì ông là người giải, dịch “mật mã” tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trên măt trận văn hoá nghệ thuật – sân khấu một cách rất đời. Đời lao động sản xuất của Mịch Quang là nghiên cứu sân khấu, thực hành tích tuồng, phát triển bộ môn nghệ thuật văn hoá, văn học sân khấu. Sân khấu kịch nói lên ngôi, Mịch Quang hấp thụ theo phong trào “học mới” ấy. Chính những nhà nghiên cứu sân khấu châu Âu cũng kính trọng nghệ thuật sân khấu truyền thống của Việt Nam. Cổ – cựu rất thích hợp trào lưu tư tưởng người châu Âu. Nổi bật là nghiên cứu học thuật, chuyên môn, kinh nghiệm thực hành, chứ không phải chỉ thiên về cái nghề “xướng ca vô loài” suông. Biết quý trọng nghiệp sân khấu … cầm ca… Có trường học về nghề nghiệp sân khấu. Chương trình học nên mở thêm lớp “Nghiên cứu về nghệ thuật sân khấu truyền thống với sân khấu thế giới”, để khảo cứu, so sánh xem nghệ sĩ sân khấu và chân lí sân khấu nào cao thượng hơn? Qua đó, để các nhà học giả thế giới biết được ít nhiều giáo lí của sân khấu truyền thống Việt Nam. Và, nhân bản vị cho sân khấu học là một “phương pháp cứu đời” – sinh trong sinh tụ sống đầy xã hội thật hoàn toàn mĩ mãn. Vì, sân khấu truyền thống không chỉ phù hợp với đời xưa, diễn xướng sân đình,… Phương pháp sân khấu tuồng truyền thống rất khoa học, năng động, tải trở tính tích cực hằng thường, càng lâu càng thêm thịnh, có quan hệ hữu cơ mật thiết với nghệ thuật hiện đại của các dân tộc trên thế giới. Giới chuyên môn sân khấu có quá trình thẩm định ngôn ngữ, văn chương, phong cách nghệ sĩ,… Càng nghiên cứu sân khấu truyền thống càng thấy người thực hiện có kiến thức cao thượng, lời lẽ thông suốt trên trường ngôn luận. Các nhà tu từ đạo đức có rành được cái lí sân khấu truyền thống Việt Nam, thấy các nhà “hành đạo giáo dục”ấy! Rất bản vị hăng hái trên trường kỹ nghệ. Cái lẽ ‘làm lành, làm dữ” mang nụ cười cho đời, bù đắp cho phần thiếu khuyết có hậu đó là đời có vay, có trả, tạo phước, tạo tội, có đền bù, có triết lí. Nhà nghiên cứu Mịch Quang đã đem luật nhân quả của Phật giáo vào sân khấu truyền thống, thì cho dù càng nhiều kĩ nghệ, càng hội nhập sâu rộng quốc tế thì cần nhất vẫn là giữ chữ tín, làm ăn chân chính, giao thiệp hiền lành, yên phận với nhau trong trường sinh hoạt sinh tụ chân thiện mỹ, trí thể mỹ theo hướng hội nhập quốc tế…

Đặc biệt sân khấu tuồng Việt Nam có mối quan hệ mật thiết với các tổ chức xã hội, mang tính phổ cập, liên hiệp đoàn kết với nhau hướng tới vẻ đẹp chí thiện,… Mà Nghệ sĩ Nhân dân Đào Mộng Long từng thể nghiệm xuất sắc trên sàn diễn, vì đại sự nhân duyên con người Việt Minh nên ra đời gánh hát Nam Hồng, chứng minh chân lí yêu nước, thực chứng ngay trên sân khấu nghệ thuật truyền thống. Từ lời lẽ, ngữ nghĩa ngôn từ, cử chỉ, việc làm,… bao giờ cũng đúng với thực tế nhân sinh, xuyên suốt cả quá trình không gian sân khấu. Đó là đời sống thật được nghệ thuật hóa! Chúng không hề cũ kĩ, cũng không phải chỉ thiên về một làng quê, xứ sở,… mà chính là phương pháp sân khấu truyền thống Việt Nam chuyển tải thông hành trên thế giới. Vì nghĩa cả đó mà lãnh tụ Hồ Chí Minh đã đưa cách mạng Việt Nam đi làm lịch sử tập Đại Thành dân tộc – tự quyết Con đường tự do, độc lập, xóa đói nghèo, mang đến ấm no hạnh phúc,…

Trần Minh Thu

14:07:12 16-03-2018

VHDN: Mịch Quang là một nhà nghiên cứu sân khấu truyền thống Tuồng và cũng là nhà học thuật, nên ngôn ngữ của ông có sức mạnh truyền cảm. Nhà nghiên cứu Mịch Quang đã về nơi an nghỉ cuối cùng trong sự tiếc thương vô hạn của gia đình, bè bạn, đồng nghiệp, học trò […]

Đối tác của chúng tôi