Sự kiện - chuyên đề:

Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan BHXH trong thanh tra chuyên ngành đóng BHXH, BHYT

VHDN: Một số bạn đọc: Đề nghị Tòa soạn cho biết nhiệm vụ, quyền hạn của BHXH Việt Nam và của BHXH tỉnh trong việc thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về đóng BHXH, BH thất nghiệp, BHYT?

 

ảnh minh họa cho bài viết

Trả lời: Vấn đề bạn hỏi đã được quy định cụ thể tại Điều 5 và Điều 7 Nghị định số 21/2016/NĐ-CP ngày 31/3/2016 của Chính phủ ban hành quy định việc thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về đóng BHXH, BH thất nghiệp, BHYT của cơ quan BHXH.

– Điều 5 quy định nhiệm vụ, quyền hạn của BHXH Việt Nam trong việc thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về đóng BHXH, BH thất nghiệp, BHYT:

  1. Hằng năm, căn cứ Định hướng chương trình thanh tra của Thanh tra Chính phủ, của các cơ quan quản lý nhà nước về BHXH, BH thất nghiệp, BHYT, BHXH Việt Nam xây dựng, phê duyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch thanh tra chuyên ngành về đóng BHXH, BH thất nghiệp, BHYT; gửi kế hoạch thanh tra để báo cáo Thanh tra Chính phủ và các cơ quan quản lý nhà nước về BHXH, BH thất nghiệp, BHYT.
  2. Thanh tra những vụ việc khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật về đóng BHXH, BH thất nghiệp, BHYT hoặc khi được người đứng đầu cơ quan quản lý nhà nước về BHXH, BH thất nghiệp, BHYT giao.
  3. Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý sau thanh tra của BHXH Việt Nam và BHXH cấp tỉnh.
  4. Tổng hợp, báo cáo kết quả công tác thanh tra chuyên ngành về đóng BHXH, BH thất nghiệp, BHYT theo quy định của pháp luật thanh tra với các cơ quan quản lý nhà nước về BHXH, BH thất nghiệp, BHYT.
  5. Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

– Điều 7 quy định nhiệm vụ, quyền hạn của BHXH cấp tỉnh trong việc thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về đóng BHXH, BH thất nghiệp, BHYT:

  1. Hằng năm, căn cứ Định hướng chương trình thanh tra của BHXH Việt Nam, Thanh tra cấp tỉnh, cơ quan quản lý nhà nước về BHXH, BH thất nghiệp, BHYT tại địa phương, BHXH cấp tỉnh xây dựng, phê duyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch thanh tra chuyên ngành về đóng BHXH, BH thất nghiệp, BHYT trên địa bàn tỉnh; gửi kế hoạch thanh tra để báo cáo BHXH Việt Nam, Thanh tra cấp tỉnh và cơ quan quản lý nhà nước về BHXH, BH thất nghiệp, BHYT trên địa bàn tỉnh.
  2. Thanh tra những vụ việc khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật về đóng BHXH, BH thất nghiệp, BHYT hoặc khi được người đứng đầu cơ quan quy định tại Khoản 1 Điều này giao.
  3. Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý sau thanh tra về đóng BHXH, BH thất nghiệp, BHYT của BHXH cấp tỉnh.
  4. Tổng hợp, báo cáo kết quả công tác thanh tra chuyên ngành về đóng BHXH, BH thất nghiệp, BHYT theo quy định của pháp luật thanh tra với các cơ quan quy định tại Khoản 1 Điều này.
  5. Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

 

BBT

20:50:04 10-08-2018

VHDN: Một số bạn đọc: Đề nghị Tòa soạn cho biết nhiệm vụ, quyền hạn của BHXH Việt Nam và của BHXH tỉnh trong việc thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về đóng BHXH, BH thất nghiệp, BHYT?   Trả lời: Vấn đề bạn hỏi đã được quy định cụ thể tại Điều […]

Đối tác của chúng tôi