Sự kiện - chuyên đề:

Thủ lĩnh dân tộc và khát vọng làm giàu trên cao nguyên đá

VHDN: Chúng tôi gặp Bảo Toọc vào một ngày se se lạnh, Bảo tiếp tôi bằng ly café nóng và 1 chiếc tam giác mạch do tự tay anh làm, ngay chính quán “Bảo Toọc Café” đậm màu sắc dân tộc của anh. Nói là quán cà phê, nhưng quán đã mở ra câu chuyện về khát vọng của ông chủ nhỏ ở đó – một người có ý chí, nghị lực cao như núi.

Bảo Toọc trong ngày nhận Bằng tốt nghiệp Đại học Giao Thông vận tải.

Bảo Toọc trong ngày nhận Bằng tốt nghiệp Đại học Giao Thông vận tải.

Bảo Toọc tên thật là Phan Quốc Bảo sinh năm 1993 ở thôn Nà Tậu, xã Hữu Vinh, huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang – một xã cao nguyên đá, nghèo khó nhất của tỉnh Hà Giang. Từ nhỏ, Bảo chứng kiến cuộc sống khó khăn của đồng bào, vì thế anh ước mơ một ngày nào đó sẽ đem lại cuộc sống ấm no hạnh phúc cho đồng bào mình.

Với lực học khá, là dân tộc tày lên cấp 3 Bảo Toọc được gửi xuống tỉnh học. Bảo lúc đó mới là một cậu bé 17 tuổi, đã nhận thấy tiềm năng phát triển du lịch của tỉnh nhà. Bảo đã bắt đầu xây dựng những trang đầu tiên của dự án hệ thống, khách sạn nhà nghỉ và ăn uống tại Hà Giang với 5 giai đoạn. Giai đoạn 1, xây dựng Câu lạc bộ (CLB) khởi nghiệp và lực lượng cộng tác viên (CTV) Hà Giang. Giai đoạn 2, xây dựng quán Cafe nơi giao lưu giới thiệu văn hoá Hà Giang. Giai đoạn 3, thành lập các đội CTV tại 4 huyện Quản Bạ, Yên Minh, Mèo Vạc, Đồng Văn. Giai đoạn 4, chuẩn hoá hệ thống khách sạn nhà nghỉ và ăn uống, xây dựng nhà nghỉ kiểu mẫu tại huyện Yên Minh. Giai đoạn 5, nhân rộng hệ thống tại các huyện khác ở Hà Giang.

Mô hình dự án đã hình dung sẵn trong đầu, nên trong quá trình học, Bảo đã vừa kết hợp học và làm. Cậu trở thành sinh viên Đại học Giao thông vận tải, còn tích cực các hoạt động của trường lớp như: Bí thư lớp, làm Chủ nhiệm CLB guitar, thành viên Ban Chấp hành Hội Sinh viên. Ngoài ra, Bảo còn là Đại biểu dân tộc thành phố Hà Nội và là Đại biểu danh dự Quốc hội khoá 13 tham gia họp bàn về Luật Nghĩa vụ Quân sự. Bảo Tọoc đã nhận được nhiều bằng khen, giấy khen của trường, lớp, của Thành phố và Trung ương.

Bảo đã tự trang trải cuộc sống bằng cách sắp xếp thời gian rảnh đi làm thêm ở ngoài. Nhận tổ chức các chương trình, sự kiện trong và ngoài trường, số tiền kiếm thêm được Bảo đầu tư vào mua và bán các sản phẩm nông sản của quê hương Hà Giang. Để thực hiện dự án đang theo đuổi, Bảo đã lần lượt mở 2 quán café Bảo Toọc theo phong cách dân tộc. Giới thiệu về văn hoá và các địa điểm du lịch nổi tiếng của Hà Giang. Tuy nhiên, do kinh nghiệm chưa có, phương pháp quản lý kinh doanh chưa ổn, 2 quán bị thua lỗ, phải đóng cửa. Nhưng ý chí quyết tâm không cho phép mình bỏ cuộc, đã thôi thúc anh tham gia học lớp quản lý thời gian, quản lý nhân sự. Đến năm thứ 3 đại học, Bảo đã mở quán Café lần thứ 3 lấy tên “Bảo Toọc Café”, quán hoạt động ổn định và anh nhân rộng mở thêm quán thứ 4.

Tưởng chừng khó khăn đã qua. Đúng lúc đó, Bảo thấy không được khỏe, đi khám Bảo phát hiện mình bị nhiễm độc máu. Tuyệt vọng vô cùng. Bảo đã từng nghĩ đến cái chết. Thậm chí, anh còn ra cầu Long Biên, chẳng thiết sống nữa. Lúc đó có điện thoại của nhân viên ở quán gọi đến: “Anh ở đâu về ngay, quán đông khách quá!”. Vậy là, 2 quán Café, rồi nhân viên nữa, mọi người đang chờ anh, Bảo bình tĩnh lại, đi về.  Anh xin bảo lưu kết quả, bán bớt 1 quán để tập trung trị bệnh tại Bệnh viện Bạch Mai. Sau 6 tháng, nhờ có sự chữa trị tận tình của bác sĩ, sự chăm sóc của gia đình và ý chí nghị lực của bản thân, Bảo đã chiến thắng căn bệnh và có thể hoạt động trở lại.

Bảo Toọc cùng tình nguyện viên trồng cây xanh lưu niệm nhân chuyến tình nguyện tại Trường tiểu học Hữu Vinh, huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang.

Bảo Toọc cùng tình nguyện viên trồng cây xanh lưu niệm nhân chuyến tình nguyện tại Trường tiểu học Hữu Vinh, huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang.

Đến nay, sau 3 năm trải qua bao khó khăn, dự án của Bảo đã có những thành công nhất định. Dự án được Ban Khởi nghiệp Quốc gia đánh giá rất cao, có thể nhân rộng. “Bảo Toọc café” số 1 ngõ 472 Lạc Long Quân đã hoạt động ổn định, đồng thời là nơi giao lưu, giới thiệu văn hoá, du lịch của các dân tộc Hà Giang. Hệ thống nhà nghỉ CTV đã có mặt tại 4 huyện Quản Bạ, Yên Minh, Mèo Vạc, Đồng Văn vùng cao. Đầu năm 2018, Bảo Toọc sẽ về Hà Giang xây dựng nhà nghỉ kiểu mẫu tại huyện Yên Minh.

Được biết, dự án có đội ngũ chuyên gia tư vấn và hỗ trợ gồm: anh Nguyễn Hữu Kiên – Giám đốc Công ty TNHH Refber Việt Nam. Luật sư Hà Duy Phong – Luật sư điều hành Inteco. Anh Vũ Ngọc Khanh – Giám đốc chuỗi khách sạn Mai Villa. Hiện tại, dự án tạo việc làm cho gần 200 cộng tác viên. Bảo Toọc còn tổ chức các buổi về khởi nghiệp cho các bạn học sinh, sinh viên Hà Giang. Dạy quản lý, pha chế, và dạy sử dụng các loại nhạc cụ ngay tại chính quán Café của mình.

Hơn thế nữa, Bảo còn là thủ lĩnh lập quỹ từ thiện vì trẻ em nghèo vùng cao đã hoạt động được 5 năm. Mỗi năm ủng hộ được hàng nghìn suất quà cho trẻ em nghèo, mồ côi, các gia đình có hoàn cảnh khó khăn, gia đình có công với cách mạng; trao các quỹ học bổng cho các bạn có thành tích trong học tập; định hướng chọn trường và nghề cho các bạn học sinh dân tộc thiểu số. Ngày 25 tháng 12 tới, Bảo Toọc sẽ có chương trình đi xuyên Việt để quyên góp ủng hộ các trẻ em mồ côi, các gia đình nghèo.

Bảo Toọc mặc trang phục dân tộc mình và giới thiệu văn hóa Hà Giang

Bảo Toọc mặc trang phục dân tộc mình và giới thiệu văn hóa Hà Giang

Giới thiệu văn hóa Hà Giang tại Bảo Toọc Café.

Giới thiệu văn hóa Hà Giang tại Bảo Toọc Café.

Chia sẻ với chúng tôi, Bảo Toọc đã bật mí dự định mùa Xuân tới, anh sẽ còn tham gia nhiều hoạt động xã hội khác và thực hiện kế hoạch khởi nghiệp của mình trên chính quê hương Hà Giang dấu yêu của anh.

Con đường khởi nghiệp và thiện nguyện của Bảo Toọc thời gian tới còn trong thời gian tới rất cần sự chung tay và góp sức của cộng đồng. bạn đọc cần du lịch, tìm hiểu văn hóa các dân tộc Hà Giang hoặc các chương trình từ thiện cho trẻ em nghèo vùng cao có thể liên hệ với Bảo Toọc theo số điện thoại : 0985.125.993

Chúc anh thành công trên con đường khởi nghiệp của mình.

Nguyễn Nga

14:51:29 11-12-2017

VHDN: Chúng tôi gặp Bảo Toọc vào một ngày se se lạnh, Bảo tiếp tôi bằng ly café nóng và 1 chiếc tam giác mạch do tự tay anh làm, ngay chính quán “Bảo Toọc Café” đậm màu sắc dân tộc của anh. Nói là quán cà phê, nhưng quán đã mở ra câu chuyện […]

Đối tác của chúng tôi