Sự kiện - chuyên đề:

Xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp nên bắt đầu từ đâu ?

VHDN: Văn hóa là sự biểu hiện của nhân cách

Về khía cạnh văn hoá, con người biểu hiện nhân cách thông qua thái độ, hành vi ứng xử trong giao tiếp, lao động sản xuất và kinh doanh… sẽ tạo nên văn hoá của cá nhân và tổ chức của mình.

Trong mọi tổ chức xã hội, dù lớn hay nhỏ đều có nét văn hoá độc đáo riêng, được hình thành bởi nhân cách của những con người trong chính tổ chức ấy và nhân cách của những người đứng đầu đóng vai trò rất quan trọng có ảnh hưởng sâu sắc và chi phối mạnh mẽ nhất. Con người có văn hóa cá nhân, gia đình có văn hoá gia đình, họ tộc có văn hoá họ tộc, doanh nghiệp có văn hoá doanh nghiệp, vùng miền có văn hoá vùng miền, quốc gia có văn hoá quốc gia…; ở phạm vi rộng hơn thì có văn hoá khu vực và ở phạm vi toàn cầu đó là nền văn hoá thế giới hoặc văn hoá nhân loại hay nền văn minh loài người.

Văn hóa của một tổ chức hay doanh nghiệp được hình thành và phát triển bởi sự giao thoa sự tổng hòa được tạo nên từ văn hóa từng cá thể, nó bị ảnh hưởng và chi phối mạnh mẽ nhất từ phong cách của những người có quyền lực cao nhất. Từ đó, nhân cách từng cá nhân góp phần làm nên văn hóa của tổ chức hay doanh nghiệp của họ.

Ba yếu tố hình thành nhân cách

Nhân cách con người được hình thành bởi ba yếu tố chính: tham, tài đức, nó có mối quan hệ tỷ lệ nghịch với nhau và được tác giả biểu diễn dưới dạng một hàm hằng, gồm 3 ẩn số:        

     f(nc) = Tham × Tài × Đức = 1

       Trong đó:

  • f(nc): hàm nhân cách;
  • 1: là một con người, khi f(nc) # 1 đó không còn là con người;
  • Tham: là nguồn động lực thúc đẩy từ đó hình thành nên nhu cầu, sự đam mê, lòng ham muốn, sự khát khao hay lòng tham của con người;
  • Tài: là khả năng huy động nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực) cao nhất của một người để có thể thực hiện niềm đam mê, sự khát khao và hoàn thành một mục tiêu hay mục đích nào đó…;
  • Đức: là lòng nhân ái, sự sẻ chia, tình thương yêu bao dung và sự chân thật thể hiện trong tất cả các mối quan hệ…

 

Lòng tham

Bản năng con người luôn có sẵn lòng tham. Lòng tham phát triển rất nhanh chóng mà không cần bất cứ sự đầu tư, chăm sóc, đào tạo hay bồi dưỡng nào cả. Lòng tham cũng chưa bao giờ loại bỏ được hoàn toàn ra khỏi đời sống con người và xã hội. Giả như đến một lúc nào đó, lòng tham thật sự không còn tồn tại trong con người, tức đại lượng Tham = 0, suy ra f(nc) = 0 (#1), chúng ta không còn là một con người nữa mà đã trở thành Phật, Thánh, Thần, Tiên rồi! Ngược lại, một khi chỉ số lòng tham của ai đó đã gia tăng vượt quá ngưỡng cho phép, và càng tiến gần về giá trị vô cùng lớn (cực đại) thì một trong hai hay cả hai đại lượng đứctài sẽ tiến về giá trị vô cùng bé (cực tiểu) hay bằng 0, khi ấy f(nc) à 0 (#1) họ cũng sẽ không còn là một con người nữa, mà đang dần trở thành hung thần ác quỷ.

Vai trò của lòng tham

Chúng ta cũng phải thừa nhận rằng vai trò của lòng tham là rất quan trọng trong đời sống loài người, vì chính nó là động lực khiến con người phải sống có mục đích hay ít nhất cũng phải có mục tiêu trong ngắn hạn. Phàm là người, nếu chúng ta không có bất kỳ một nhu cầu, một sự đam mê hay một sự khát khao cháy bỏng nào cả, thì chắc rằng chúng ta sẽ không bao giờ có được một chút động lực nào để nó thúc giục cho chúng ta trở nên hăng hái phấn đấu làm việc và vươn lên đạt cho bằng được một mục tiêu nào đó mà nhu cầu của lòng tham đã đòi hỏi và xác lập.

Lòng tham là cội nguồn làm phát sinh ra mọi vấn đề đan xen tồn tại trong thế giới loài người trên cả hai phương diện tích cực và tiêu cực. Do đó, việc quản lý một gia đình, một tổ chức, một quốc gia hay rộng hơn là cả thế gian này chính là phải tạo ra cho được Bộ công cụ hay Cơ chế Chính sách để khai thác, định hướng lòng tham. Bộ công cụ này tập trung làm thay đổi một trong ba hay cả ba đại lượng tham, tàiđức. Theo tính chất quan hệ tỷ lệ nghịch của các ẩn số trong công thức trên, khi tài đức gia tăng, sẽ dẫn đến lòng tham bị suy giảm. Ngược lại, lòng tham càng có điều kiện phát triển mạnh mẽ thì tài năng sẽ bị mai một và nền tảng đạo đức sẽ bị suy đồi.

Đảng CSVN đã nhận ra điều này từ rất sớm và đã có Nghị quyết để toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ra sức học tập và làm theo tấm gương vĩ đại của Hồ Chủ Tịch. Đó cũng mới chỉ là lý luận nhằm vận động, kêu gọi học tập và làm theo phong cách đạo đức cao đẹp của Hồ Chí Minh mà điều này Phật Thích Ca, Chúa Jezus… cũng đã từng hành thiện hoằng hóa mấy ngàn năm nay và kết quả thì lòng tham con người vẫn chưa được kiểm soát vì chưa có giải pháp hay cơ chế – chính sách thật hữu hiệu!

Khai thác, kiểm soát và định hướng lòng tham

Cần hiểu rằng, lòng tham trong mỗi con người cũng như một loại năng lượng sẵn có hiển hiện một cách rất tự nhiên, nó cũng giống như sức mạnh của gió, sức nóng của mặt trời… chúng ta không thể cưỡng lại được mà phải sống chung với nó, tìm cách khai thác, ứng dụng nó vào mục đích có lợi nhất! Khai thác, kiểm soát và định hướng lòng tham hay Quản trị lòng tham là tạo ra cơ chế – chính sách với những giải pháp phù hợp làm tác động trực tiếp để điều chỉnh, thúc đẩy đại lượng lòng tham được phát huy tối đa nhưng theo hướng tích cực và cân bằng với hai đại lượng còn lại (chứ không phải là chống lại lòng tham và triệt tiêu nó). Tương tự, cũng làm tác động để chuyển hóa hay thúc đẩy cho đại lượng tàiđức gia tăng tối đa.

Tác giả bài viết đã có giải pháp phù hợp với mọi hoàn cảnh cụ thể cho từng cá nhân đến gia đình, tổ chức xã hội, doanh nghiệp, quốc gia… giúp đem lại an lạc cho mọi người, mọi gia đình và cho nhân loại. Tuy nhiên, vấn đề có thực hiện được hay không lại hoàn toàn phụ thuộc vào nhân cách của những người đứng đầu của các tổ chức, doanh nghiệp hay quốc gia…Họ có muốn đem thái bình – an lạc đến cho mọi người hay không thì đang còn là những câu hỏi lớn!?

Quốc thái dân an có khó gì?

Cớ sao quý vị chẳng thực thi?

Phải chăng vương nặng lòng vị kỷ?

Hay bị lòng tham cản bước đi?

 

Xây dựng nhân cách là xây dựng văn hóa

Sẽ không có cách nào Xây dựng và phát triển Văn hóa Doanh nghiệp nhanh chóng và hiệu quả hơn nếu không xác lập được Bộ tiêu chí và những tiêu chí trong đó phải có liên kết chặt chẽ với mục tiêu xây dựng văn hóa; cùng với đó là một Hệ thống Cơ chế – Chính sách khiến cho Bộ tiêu chí đó thật sự phát huy hiệu quả. Những tiêu chí  đó sẽ định hướng, thúc đẩy và khai thác triệt để cả ba đại lượng tham, tàiđức mà không bị giới hạn bởi bất kỳ một cận trên nào, nó giúp cho lòng tham được phát triển theo chuẩn mực đạo đức mà bất cứ ai muốn thực hiện lòng tham hay khát vọng của mình cũng đều phải có thực tài. Bảy tiêu chí sau đây sẽ giúp hình thành nên chuỗi giá trị thật cao đẹp, làm cho mỗi nhân cách trở nên hoàn hảo hơn và nó sẽ đi vào cuộc sống thực của mỗi người hay từng CB-CNV một cách  hữu hiệu và nhẹ êm nhờ vào một Hệ thống Cơ chế Chính sách được gọi là giải pháp Quản trị lòng tham. Quản trị lòng tham giúp điều khiển ba đại lượng Tham, TàiĐức phát huy hiệu quả và có hiệu ứng tức thì. Bộ tiêu chí được bao gồm 7 giá trị sau đây:

  1. Ứng xử văn minh.

  2. Hành xử chính trực.

  3. Tích cực hợp tác.

  4. Chủ động sáng tạo.

  5. Tích hợp tinh hoa.

  6. Thực thi cam kết.

  7. Tuân thủ kỷ luật.

 

Tùy theo đặc thù hoạt động của từng lĩnh vực, ngành nghề và người đứng đứng đầu các tổ chức hay doanh nghiệp sẽ có sự cụ thể hóa 7 giá trị nói trên theo hoàn cảnh cụ thể của đơn vị mình.

Hành vi từng cá nhân trong một tập thể sẽ tạo nên hành vi của một tổ chức. Giải pháp Quản trị lòng tham tập trung hướng mọi động lực làm việc khác nhau của CB-CNV về với mẫu số chung bất biến, đó là thu nhập – một chỉ số về niềm tự hào thông qua môi trường văn hoá tổ chức.

Điều gì khiến CB-CNV phải thực thi Bộ tiêu chí này? Chúng ta vẫn phải tuyên truyền, giáo dục, để mọi người nhận thức đúng – sai, thật – giả, thiện – ác, tốt – xấu… để mọi người có nhận thức đúng đắn về những giá trị cao đẹp cần hướng đến; nhưng chỉ đơn thuần bằng cách tuyên truyền, thuyết phục để khơi dậy tính tự giác của con người thì kết quả sẽ đạt rất thấp (khoảng từ 15 – 30%) và đó chưa phải là kết quả được kỳ vọng của các nhà lãnh đạo, các nhà quản lý hiệu quả. Sự ra đời của Phương án Quản trị lòng tham là sự vận dụng sáng tạo quy luật “Vật chất quyết định ý thức” giúp khai thác tối đa lòng tham đang ngự trị trong mỗi chúng ta, một thứ tài nguyên thiên nhiên mà càng khai thác lại càng làm giàu thêm về mặt trữ lượng, đó cũng chính là thành tố cho phát triển kinh tế tri thức.

 

Nguyễn Hữu Hiền

Trưởng ban Cơ chế Chính sách

HH Phát triển Văn hóa Doanh nghiệp Việt Nam

Chia sẻ
10:40:54 10-06-2019

VHDN: Văn hóa là sự biểu hiện của nhân cách Về khía cạnh văn hoá, con người biểu hiện nhân cách thông qua thái độ, hành vi ứng xử trong giao tiếp, lao động sản xuất và kinh doanh… sẽ tạo nên văn hoá của cá nhân và tổ chức của mình. Trong mọi tổ […]

Chia sẻ

Đối tác của chúng tôi