Sự kiện - chuyên đề:

Diễn đàn Quốc gia Văn hoá với Doanh nghiệp năm 2021

Văn hóa Doanh nghiệp là nòng cốt để thúc đẩy doanh nghiệp phát triển

VHDN: Đó là nhận định của nhiều đại biểu, chuyên gia tại Diễn đàn Quốc gia thường niên “Văn hoá với doanh nghiệp” lần thứ nhất, năm 2021 vừa được Ban Tổ chức triển khai Cuộc vận động Xây dựng Văn hóa Doanh nghiệp Việt Nam (BTC 248) phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Công thương, Bộ Văn hóa, Thể thao & Du lich, Hiệp hội Phát triển Văn hóa Doanh nghiệp Việt Nam, cùng một số cơ quan, ban ngành tổ chức vào hôm nay (5/12) tại Hà Nội.

Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao & Du lịch Nguyễn Văn Hùng phát biểu tại Diễn đàn.

Diễn đàn có sự tham dự của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao & Du lịch Nguyễn Văn Hùng; đại diện các bộ, ban ngành liên quan, các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực Văn hoá Doanh nghiệp, cùng đông đảo doanh nhân, doanh nghiệp trong cả nước. Diễn đàn được tổ chức theo hình thức trực tiếp tại Hà Nội kết hợp vớitrực tuyến tại các điểm cầu: Liên bang Nga, Nhật, Pháp, Thành phố Hồ Chí Minh,…

Diễn đàn vừa là nơi truyền tải thông điệp của Cuộc vận động “Xây dựng Văn hóa Doanh nghiệp Việt Nam” vừa tạo điều kiện, cơ hội, môi trường để các doanh nghiệp thể hiện nét văn hóa của mình qua các hoạt động đa dạng, ấn tượng. Thông qua Diễn đàn, các đại biểu đưa ra những giải pháp, kiến nghị xây dựng Văn hóa Doanh nghiệp (VHDN), Văn hóa Kinh doanh, góp phần nâng cao hiệu quả Cuộc vận động Xây dựng Văn hóa Doanh nghiệp Việt Nam

Ông Hồ Anh Tuấn – Trưởng BTC 248, Chủ tịch Hiệp hội Phát triển VHDN Việt Nam phát biểu tại Diễn đàn.

Với chủ đề “Tiếp biến văn hoá – Nền tảng phục hồi và phát triển bền vững kinh tế, Diễn đàn được tổ chức cũng nhằm nhằm phân tích, nhận diện những giá trị của tiếp biến văn hóa trong việc dẫn dắt phục hồi kinh tế từ góc độ Văn hóa Kinh doanh, từ đó trả lời cho câu hỏi văn hoá tích cực có thể là liều vắc-xin cho doanh nghiệp trước khó khăn hay không.

Phát biểu tại Diễn đàn, B trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao & Du lịch Nguyễn Văn Hùng cho biết, văn hóa luôn có một vị trí quan trọng trong tiến trình xây dựng và phát triển đất nước. Đảng và Nhà nước luôn đặc biệt quan tâm, coi nhiệm vụ xây dựng văn hóa là nhiệm vụ quan trọng. Trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, chúng ta cần phải có một đội ngũ doanh nghiệp mạnh,phát triển bền vững. Và để đạt được điều đó thì cần chú trọng xây dựng Văn hóa Doanh nghiệp, lấy Văn hóa Doanh nghiệp làm yếu tố nòng cốt để thúc đẩy doanh nghiệp phát triển. Bởi Văn hóa Doanh nghiệp có vai trò quyết định đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, đảm bảo cho sự phát triển bền vững. Diễn đàn được tổ chức là dịp để các doanh nghiệp chia sẻ kinh nghiệm trong xây dựng Văn hóa Doanh nghiệp. Mong rằng, Diễn đàn sẽ có nhiều ý kiến đóng góp thiết thực từ phía cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân, để cơ quan quản lý nhà nước làm cơ sở hoạch định chính sách, đưa ra những định hướng, chiến lược xây dựng và phát triển Văn hóa Doanh nghiệp phù hợp, Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng nhấn mạnh.

Trong khuôn khổ Diễn đàn đã diễn ra 2 phiên thảo luận chính, xoay quanh những câu chuyện về tiếp biến văn hóa và vai trò, ứng dụng của nó với việc phục hồi và phát triển kinh tế.

VHDNchân ga và chân phanh của doanh nghiệp

Đề cập đến vai trò của Văn hóa Doanh nghiệp đối với việc phục hồi và phát triển của doanh nghiệp trong và sau đại dịch, ông Giản Tư Trung – Hiệu trưởng Trường Doanh nhân PACE, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Giáo dục (IRED), cho rằng: Văn hóa Doanh nghiệp có vai trò như chân ga và chân phanh của doanh nghiệp. Trong hoàn cảnh thuận lợi, biết cách tiếp biến văn hóa thì doanh nghiệp như sử dụng chân ga để tăng tốc trong sản xuất, kinh doanh, mở rộng quy mô hoạt động. Ngược lại, khi phải đối mặt với khủng hoảng, khó khăn, thách thức thì Văn hóa Doanh nghiệp được ví như chiếc phanh để doanh nghiệp không rơi xuống vực sâu. Việt Nam có khát vọng đến năm 2045 trở thành một quốc gia phát triển. Muốn biến điều đó thành hiện thực thì chúng ta phải hướng đến văn hóa 2045, và mỗi doanh nghiệp phải xây dựng Văn hóa Doanh nghiệp của mình để góp phần cùng cả nước xây dựng văn hóa Quốc gia”.

Các đại biểu tham gia thảo luận.

Về thách thức của Việt Nam với vấn đề tiếp biến văn hóa, ông Giản Tư Trung nêu quan điểm: Đó là tâm lý kỳ thị với cái mới; tiếp nhận văn hóa nước ngoài nhưng phải làm sao không làm mất bản sắc của mình, hòa nhập nhưng không hòa tan; giá trị chúng ta tiếp nhận có thể xung đột với những giá trị chúng ta đang ; chúng ta tiếp nhận nhưng năng lực của chúng ta không thể theo kịp, chi phí phát sinh cao nhưng hiệu quả không đạt yêu cầu

Cũng theo ông Trung, hiện nay chúng ta đang thiếu một giấc mơ về Văn hóa Doanh nghiệp, thiếu phương pháp xây dựng Văn hóa Doanh nghiệp, thiếu giải pháp, thiếu sự bền bỉ Ở thời kỳ hội nhập, nếu chúng ta tiếp nhận được càng nhiều Văn hóa Doanh nghiệp thì chúng ta càng được lợi trong kinh doanh. Nếu Văn hóa Doanh nghiệp của nước ngoài đem đến sự hiệu quả và nhân văn thì nên tiếp thu. Còn nếu không đáp ứng hai yếu tối này thì nên đào thải nó. Chúng ta cn có nền quản trị mới, đó là tinh thần Việt Nam và tinh hoa của thế giới bên ngoài, trong đó có khát vọng Việt Nam dựa trên chuẩn mực toàn cầu

Đồng quan điểm trên, GS.TS Trần Thị Vân Hoa – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân nêu quan điểm: Tôi đồng tình với ý kiến cho rằng tiếp biến văn hóa là tiếp nhận và phát triển, chọn lọc cái gì phù hợp, phát triển và tạo thêm những giá trị mới. Chúng ta phải chấp nhận sự khác biệt và tiếp thu. Chấp nhận văn hóa mới sẽ có một sự liên kết, hợp tác với các bên liên quan, từ đó tạo ra nhưng giá trị mới để vượt qua khủng hoảng.

Cũng liên quan đến vấn đề này, GS.TS Từ Thị Loan – Nguyên Viện trưởng viện VHNT QG Việt Nam, Phó Chủ tịch Hiệp hội Phát triển Văn hoá Doanh nghiệp Việt Nam, cho biết: Trong quá trình tiếp biến văn hóa thì chúng ta cần lựa chọn. Trong hội nhập, tiếp biến văn hóa thì bao dung văn hóa sẽ giúp các nền văn hóaxích lại gần nhau. Qua tiếp biến văn hóa, chúng ta học được tính trung thành của người Nhật, tính kỷ luật của người phương Tây, trong khi người Việt chúng ta có tính cần cù, ham học hỏi. Như vây, giữa những nền văn hóa có những ưu, nhược điểm khác nhau, vì vậy cần dung hòa nhau vì mục đích, lợi ích chung...

Con người là trọng tâm để xây dựng VHDN

Thảo luận về nội dung vai trò của Văn hóa Kinh doanh, Văn hóa Doanh nghiệp trong bối cảnh nền kinh tế chịu nhiều tác động của dịch bệnh, các đại biểu đều đồng tình cho rằng, muốn xây dựng thành công Văn hóa Doanh nghiệp thì phải lấy con người là chủ thể, là trọng tâm.

Ký kết hợp tác giữa BTC 248 và CLB Doanh nhân Sao Đỏ.

Ông Hoàng Quốc Vượng – Chủ tịch Hội đồng Thành viên Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PetroVietnam) chia sẻ: Xây dựng Văn hóa Doanh nghiệp sẽ giúp doanh nghiệp phát triển nhanh hơn trong giai đoạn thuận lợi, còn trong lúc khó khăn, sẽ giúp doanh nghiệp tránh khủng hoảng. Tại Tập đoàn Dầu khí, giá trị nghĩa tình đã giúp chúng tôi vượt khó. Theo tôi, khi lãnh đạo cư xử đúng mực, quan tâm thiết thực đến người lao động thì người lao động sẽ gắn bó với doanh nghiệp trong mọi hoàn cảnh. Người lao động ở lại hay đi khỏi doanh nghiệp cũng bởi chữ tình, ông Vượng cho biết.

Và để nâng cao hiệu quả Cuộc vận động Xây dựng Văn hóa Doanh nghiệp Việt Nam, ông Hoàng Quốc Vượng kiến nghị: Nhà nước cần có cơ chế, chính sách cụ thể để khuyến khích doanh nghiệp xây dựng Văn hóa Doanh nghiệp, Văn hóa Kinh doanh chuẩn mực. Ví dụ như, Nhà nước có cơ chế chính sách để tạo điều kiện cho doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà ở cho nhân viên. Đó chính là sự quan tâm, là động viên thiết thực đến người lao động, góp phần tạo nên nét Văn hóa Doanh nghiệp độc đáo…

Đồng tình với quan điểm lấy con người làm trung tâm trong xây dựng Văn hóa Doanh nghiệp, ông Lê Trí Thông – Phó Chủ tịch HĐQT, kiêm Tổng Giám đốc Công ty CP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ) cho rằng, chữ nhân là cốt lõi của Văn hóa Doanh nghiệp. PNJ, chúng tôi luôn đề cao thương yêu và trách nhiệm. Mỗi lần có một chỉ thị mới của Chính phủ là tôi sẽ viết tâm thư cho cán bộ công nhân viên. Trong đại dịch, chúng tôi luôn cố gắng đảm bảo thu nhập cho nhân viên và thành lập nhóm để hỗ trợ những nhân viên gặp khó khăn trong đại dịch (cung cấp thuốc men, nhu yếu phẩm). Chúng tôi cũng triển khai siêu thị không đồng, từ đó lan tỏa giá trị nhân văn ra cộng đồng. Chúng tôi vẫn tăng trưởng trong đại dịch, một phần cũng nhờ xây dựng được Văn hóa Doanh nghiệp.

Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao & Du lịch Nguyễn Văn Hùng và ông Hồ Anh Tuấn – Trưởng BTC 248, Chủ tịch Hiệp hội Phát triển VHDN Việt Nam trao bằng khen cho các doanh nghiệp đạt chuẩn Văn hoá Kinh doanh.

Theo bà Hà Thu Thanh – Chủ tịch Hội đồng Thành viên Deloitte Việt Nam, sức mạnh của văn hóa là sức mạnh của con người, là sức mạnh nội sinh của doanh nghiệp. Deloitte Việt Nam đã 30 năm luôn chia sẻ, tạo niềm tin vào sự phát triển. Chúng tôi luôn tạo cho người lao động niềm tin chiến thắng. Chúng tôi không chỉ lãnh đạo bằng khối óc mà phải bằng trái tim. Phải cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế với quan tâm đến tâm tư, nguyện vng, đời sống người lao động. Đại dịch khiến chúng tôi phải thay đổi cung cách làm vệc, đó là làm việc từ xa, làm việc tại nhà. Và khi ấy ý thức của người lao động rất quan trng để đảm bảo hiệu quả làm việc của nhân viên. Khi mọi người đồng tâm, đồng lòng thì mọi việc sẽ thông.


Về những giải pháp xây dựng Văn hóa Doanh nghiệp, b
à Tiêu Yến Trinh – Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Công ty CP Kết nối Nhân tài (Talentnet), đã nêu ra những điểm chung của các doanh nghiệp đạt chuẩn Văn hóa Kinh Doanh đó là: doanh nghiệp có chiến lược rõ ràng; doanh có bản sắc riêng, rất nhân văn; người lãnh đạo luôn nêu gương là hình mẫu; đưa xây dựng Văn hóa Doanh nghiệp, Văn hóa Kinh doanh vào chương trình hành động cụ thể; lấy người lao động làm trung tâm; sáng tạo đột phá, tiên phong, tạo giá trị cho cộng đồng; có đóng góp cho Chính phủ và người dân trong phòng chống dịch; hướng đến sự phát triển bền vững

Tại Diễn đàn, Ban tổ chức cũng tiến hành sơ kết 5 năm Cuộc vận động Xây dựng Văn hóa Doanh nghiệp Việt Nam; ký kết hợp tác giữa BTC 248 và CLB Doanh nhân Sao Đỏ; tôn vinh các doanh nghiệp đạt chuẩn Văn hoá Kinh doanh, các doanh nghiệp hoạt động tích cực trong phong trào xây dựng Văn hóa Doanh nghiệp.

L.Q

22:10:13 05-12-2021

VHDN: Đó là nhận định của nhiều đại biểu, chuyên gia tại Diễn đàn Quốc gia thường niên “Văn hoá với doanh nghiệp” lần thứ nhất, năm 2021 vừa được Ban Tổ chức triển khai Cuộc vận động Xây dựng Văn hóa Doanh nghiệp Việt Nam (BTC 248) phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung […]

Đối tác của chúng tôi