Sự kiện - chuyên đề:

Hà Nội: Tăng cường đấu tranh chống hàng lậu, hàng giả

Báo cáo của Ban chỉ đạo 389 Hà Nội cho biết: “Trong tháng 7, tình hình buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn thành phố vẫn khá phổ biến và phức tạp, liên quan đến nhiều lĩnh vực, nhóm hàng như thực phẩm, hàng may mặc, thời trang, mỹ phẩm, rượu, bia, bánh kẹo, thuốc lá, đồ chơi trẻ em, thiết bị điện…”.

Tại hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm, các
Tại hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm, các đại biểu tham dự cho rằng, thực trạng hàng lậu, hàng giả… vẫn diễn biến phức tạp

Kiểm tra, xử lý nhiều vụ vi phạm

Đặc biệt trong tháng 6 và 7, do thời tiết nắng nóng cao điểm, nhiều khu vực bị cắt điện luân phiên nên một số đối tượng đã lợi dụng tình hình kinh doanh mặt hàng quạt tích điện không rõ nguồn gốc xuất xứ, không đảm bảo chất lượng.

Điển hình, Đoàn kiểm tra liên ngành số 2, Ban Chỉ đạo 389 Hà Nội, do Đội Quản lý thị trường số 17 (Cục Quản lý thị trường Hà Nội) chủ trì, phối hợp với các đơn vị thành viên tiến hành khám phương tiện vận tải đang dừng đỗ tại Quốc lộ 3, xã Đông Hội, huyện Đông Anh (Hà Nội), thu giữ 128 chiếc quạt điện có dấu hiệu nhập lậu.

Tiếp đó, Đội Quản lý thị trường số 24 (Cục Quản lý thị trường Hà Nội) phối hợp với Đội cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế ma tuý (công an huyện Hoài Đức) kiểm tra đột xuất địa điểm kinh doanh hàng hoá hoá trên địa bàn huyện Hoài Đức, thu giữ gần 5.000 sản phẩm là quạt phun sương, quạt laptop, bảng tự xoá, mũ chống nắng, bút thử điện… không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Cùng với đó, ngày 22/6, Đội Quản lý thị trường số 14 (Cục Quản lý thị trường Hà Nội) kiểm tra cơ sở kinh doanh, địa chỉ D10-10, Cụm công nghiệp làng nghề Triều Khúc, xã Tân Triều, Thanh Trì (Hà Nội), do ông Phạm Văn Sơn là người đại diện, phát hiện 1.324 sản phẩm mỹ phẩm kem chống nắng, váng sữa chai sữa tắm, xịt khoáng… không rõ nguồn gốc.

Theo Phó trưởng ban Chỉ đạo 389, Cục trưởng Cục Quản lý thị trường Hà Nội, Chu Xuân Kiên:

Để đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, trong tháng, lãnh đạo Ban Chỉ đạo 389 Thành phố đã chỉ đạo các lực lượng chức năng trên địa bàn tích cực triển khai thực hiện nghiêm các chỉ đạo của cấp trên, phối hợp tốt giữa các lực lượng trên địa bàn thành phố trong công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; trong đó, tập trung vào các mặt hàng nhập lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng vi phạm an toàn thực phẩm và đạt nhiều kết quả khả quan, góp phần ổn định thị trường thành phố, bảo vệ quyền lợi hợp pháp chính đáng của nhà sản xuất, doanh nghiệp kinh doanh và người tiêu dùng.

Theo đó, kết quả trong tháng 7, các lực lượng chức năng Hà Nội đã kiểm tra 3.182 vụ. Trong đó: Hàng cấm, hàng lậu 295 vụ, hàng giả, vi phạm sở hữu trí tuệ 254 vụ, gian lận thương mại 2.476 vụ; xử lý 3.025 vụ; khởi tố 9 vụ đối với 17 đối tượng; tổng số thu nộp ngân sách nhà nước 390,056 tỷ đồng…

Cụ thể, trong tháng, Cục Quản lý thị trường – với vai trò là cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo 389 Hà Nội, Cục thường xuyên tham mưu Ban Chỉ đạo 389 thành phố các văn bản chỉ đạo về đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn; Cục ban hành các kế hoạch, văn bản chỉ đạo các đội quản lý thị trường thực hiện công tác đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, vi phạm trong lĩnh vực thương mại điện tử.

Cục Quản lý thị trườngtăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm trong kinh doanh, vận chuyển trái phép gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập lậu, thuốc lá điếu, thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, shisha, hóa chất, bóng cười, xăng dầu, khoáng sản…

Trong tháng, Cục Quản lý thị trường thành phố kiểm tra 483 vụ, xử lý 462 vụ; xử phạt vi phạm hành chính 5,513 tỷ đồng; xrị giá hàng vi phạm 6,341 tỷ đồng.

Công an thành phố, chỉ đạo các phòng nghiệp vụ, công an các quận, huyện, thị xã nắm chắc tình hình tuyến, địa bàn, đối tượng để xây dựng kế hoạch, phương án đấu tranh, triệt phá các đường dây, ổ nhóm, tụ điểm tàng trữ, sản xuất, mua bán, vận chuyển hàng cấm, hàng nhập lậu, sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng vi phạm về an toàn thực phẩm, hành vi vi phạm trong hoạt động thương mại điện tử và các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.

Trong tháng, lực lượng công an Hà Nội đã kiểm tra 203 vụ, xử lý 206 vụ (trong đó xử lý 3 vụ tồn); xử phạt hành chính 1,916 tỷ đồng; trị giá hàng vi phạm 3,945 tỷ đồng; khởi tố 5 vụ, với 14 đối tượng.

Cục Hải quan thành phố, tăng cường công tác thu thập thông tin, nắm tình hình, áp dụng đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ kiểm soát hải quan, kiểm soát chặt chẽ các tuyến, địa bàn, mặt hàng trọng điểm, các mặt hàng cấm, hàng có thuế suất cao, trị giá hàng hóa lớn, hàng giả, hàng hóa vi phạm sở hữu trí tuệ; đẩy mạnh công tác đấu tranh phòng, chống ma túy; kiểm tra, kiểm soát hoạt động tạm nhập, tái xuất, quá cảnh, trung chuyển, đầu tư, gia công, sản xuất, xuất khẩu; hoạt động xuất nhập cảnh nhằm phát hiện, bắt giữ, xử lý kịp thời hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.

Trong tháng, Cục Hải quan phát hiện, bắt giữ, xử lý 110 vụ, xử phạt hành chính 1 tỷ đồng; truy thu thuế 2,400 tỷ đồng; trị giá hàng vi phạm 10,900 tỷ đồng.

Lực lượng chức năng Hà Nội kiểm tra hàng hóa vi phạm
Lực lượng chức năng Hà Nội kiểm tra hàng hóa vi phạm

Thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm

Ông Chu Xuân Kiên nhấn mạnh:

Để làm tốt công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, trong tháng 8, Ban Chỉ đạo 389 Hà Nội tập trung triển khai một số nhiệm vụ trọng tâm. Đó là:

Tiếp tục chỉ đạo các sở, ngành thành viên Ban chỉ đạo 389 thành phố và ban chỉ đạo 389 các quận, huyện, thị xã thực hiện các văn bản chỉ đạo của cấp trên trong công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả;

Đề cao, gắn trách nhiệm của người đứng đầu trong thực hiện nhiệm vụ; đồng thời, chấn chỉnh, xử lý kịp thời các hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn để tiếp tay, bảo kê, bao che cho đối tượng buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả;

Các lực lượng chức năng chủ động nắm tình hình, xác định tuyến, địa bàn, mặt hàng, lĩnh vực trọng điểm; làm tốt công tác nghiệp vụ; nhận diện phương thức, thủ đoạn hoạt động mới, nhất là hoạt động thương mại điện tử;

Trao đổi, chia sẻ thông tin, phối hợp giữa các lực lượng, nhằm nâng cao hiệu quả công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong tình hình mới, nhất là hoạt động buôn lậu, vận chuyển hàng hóa trái phép qua Cảng hàng không quốc tế Nội Bài, hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng giả trong thị trường nội địa, hoạt động thương mại điện tử;

Thường xuyên phối hợp với các cơ quan thông tấn, báo chí đẩy mạnh tuyên truyền, phản ánh kịp thời tình hình, kết quả công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn; công khai thư điện tử, số điện thoại đường dây nóng để các tầng lớp nhân dân biết, trao đổi, chia sẻ, tiếp nhận và xử lý kịp thời các tin báo về buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả;

Giao cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo 389 thành phố tiếp tục tổng hợp kiến nghị sửa đổi, bổ sung quy định của pháp luật, khó khăn, vướng mắc trong công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.

Nguồn: Tạp chí Thương hiệu & Công luận

10:06:23 28-07-2023

Báo cáo của Ban chỉ đạo 389 Hà Nội cho biết: “Trong tháng 7, tình hình buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn thành phố vẫn khá phổ biến và phức tạp, liên quan đến nhiều lĩnh vực, nhóm hàng như thực phẩm, hàng may mặc, thời trang, mỹ phẩm, rượu, bia, […]

Đối tác của chúng tôi