Sự kiện - chuyên đề:

Làng gốm Bát Tràng “Bảo tàng sống của Thủ Đô”

Mặc dù đã trải qua hơn 500 năm với bao thăng trầm theo thời gia, nhưng làng nghề Bát Tràng vẫn tồn tại và phát triển cho đến tận ngày nay. Những năm gần đây, Bát Tràng không chỉ là một làng nghề truyền thống, mà còn là điểm đến của nhiều du khách trong và ngoài nước.

Theo sử liệu thành văn, vùng đất Bát Tràng có tên là xã Bát, lần đầu tiên được ghi trong “Đại Việt sử ký toàn thư” năm 1352. Thế kỷ 15, tên xã Bát Tràng xuất hiện và được ghi nhận là một làng gốm nổi tiếng, sách “Dư địa chí” của Nguyễn Trãi (1380 - 1442) chép: “Làng Bát Tràng làm đồ bát chén”.

Theo sử liệu thành văn, vùng đất Bát Tràng có tên là xã Bát, lần đầu tiên được ghi trong “Đại Việt sử ký toàn thư” năm 1352. Thế kỷ 15, tên xã Bát Tràng xuất hiện và được ghi nhận là một làng gốm nổi tiếng, sách “Dư địa chí” của Nguyễn Trãi (1380 – 1442) chép: “Làng Bát Tràng làm đồ bát chén”.

Nằm cách trung tâm thủ đô chừng 15km, làng gốm sứ Bát Tràng từ lâu đã trở thành điểm đến quen thuộc của những tín đồ yêu thích sự cổ kính, hoài niệm. Làng gốm Bát Tràng toạ lạc tại ven sông Hồng thuộc huyện Gia Lâm, ngoại thành Hà Nội. Đây là một trong những địa điểm mà du khách trong và ngoài nước nhất định phải ghé qua nếu đến với thủ đô.

“Bát Tràng” trong tên gọi làng gốm sứ Bát Tràng có nghĩa là “cái sân lớn”, là mảnh đất dành riêng cho chuyên môn. Theo sử sách ghi lại, làng gốm Bát Tràng được hình thành vào khoảng thế kỷ XIV – XV ở thời Lê. Tính đến nay, đây là ngôi làng gốm có lịch sử lâu đời nhất Việt Nam.

Đến thăm “Bát Tràng” vào một sáng thu, lúc này thời tiết se se lạnh như thật biết cách khiến lòng người chậm lại, tôi sững sờ khi “lạc” vào không gian của gốm. Mỗi một hiện vật, mỗi một “mảnh vỡ” từ gốm đều lặng thầm kể câu chuyện của chúng trong quá khứ.

Nếu không tận mắt ngắm nhìn, thì khó có thể hình dung được “Bát Tràng” từ hàng trăm năm trước đã có sự phát triển, thay đổi đến vậy, với những tạo tác cầu kỳ, công phu, tuyệt đẹp. Một phần trong số những hiện vật gốm sứ Bát Tràng khai quật được ở nhiều địa điểm đều quy tụ về đây.

Nhiều năm về trước, khi đất nước bước ra khỏi thời kỳ bao cấp, Bát Tràng cũng như nhiều làng nghề khác, đối diện với nguy cơ thất truyền. Thời kỳ đó, sản phẩm làm ra không có thị trường tiêu thụ do thời bao cấp, các sản phẩm đều được bao tiêu. Người dân, phải đối mặt với nguy cơ mất nghề. Nhưng rồi, với những đôi bàn tay vàng của các nghệ nhân vì vậy nét đẹp văn hóa, nghề truyển thống của làng Bát Tràng vẫn được lưu giữ đến hiện tại.

Những tác phẩm tại làng gốm

Những tác phẩm tại làng gốm

Làng gốm Bát Tràng giống như một bảo tàng gốm sứ, với hàng loạt những chiếc bình gốm, chiếc bát, cái chén, bình trà,…với hoạ tiết hoa văn cầu kỳ, tinh xảo. Những tác phẩm nghệ thuật này được tạo nên bởi những bàn tay tài hoa của các nghệ nhân làm gốm, cầm trên tay những tác phẩm quý báu này, người mua phần nào cũng có thể cảm nhận được sự tâm huyết, tình cảm, tầm lòng, nâng niu của người làm ra chúng.

Mỗi mặt hàng đều có nhiều mẫu mã, kiểu dáng, họa tiết khác nhau. Đồ gốm của làng nghề Bát Tràng luôn được đánh giá cao, không chỉ bán trong nước mà còn xuất khẩu đi nhiều quốc gia. Đây cũng trở thành biểu tượng và là một phần không thể thiếu trong văn hóa của Hà Nội.

Bên cạnh truyền thống làng nghề, ngôi làng này còn được biết đến là vùng địa linh, với 9 di tích lịch sử văn hoá, kiến trúc có giá trị như chùa Tiêu Giao, đình Giang Cao, miếu Bản, đình Bát Tràng, đền Mẫu, chùa Kim Trúc, văn chỉ Bát Tràng.

Không chỉ vậy, làng gốm Bát Tràng còn được biết đến là địa điểm check-in độc đáo cho giới trẻ, và cũng là điểm đến mà bất kì du khách trong và ngoài nước nào cũng muốn ghé thăm một lần, để được thưởng thức, ngắm nhìn những lối kiến trúc độc đáo, cổ kính, pha chút hoài niệm…

Đến Bát Tràng, khách du lịch có thể dễ dàng nhìn thấy các gian hàng ở chợ gốm bày bán rất nhiều sản phẩm gốm sứ như đồ lưu niệm, bát đĩa, cốc chén, đồ trang trí mĩ nghệ, đồ thờ cúng,… vô cùng đẹp mắt.  sản phẩm ở đây đều được tạo ra từ bàn tay những nghệ nhân nổi tiếng. Người tham quan có thể quan sát và quay lại quá trình nghệ nhân nhào nặn gốm sứ ngay tại những khoảng sân gốm mini ở trong chợ.

Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, gốm Bát Tràng vẫn giữ được vẻ đẹp độc đáo và tinh xảo riêng biệt, với năm dòng men cổ như men lam, nâu, rạn đặc trưng cùng các hoạ tiết trang trí đã góp phần tạo nên thương hiệu nổi tiếng, không ở đâu có được của làng gốm Bát Tràng. Điều đó cho thấy, để làm ra một tác phẩm nghệ thuật như vậy, đòi hỏi người làm ra chúng phải dành biết bao thời gian, tâm huyết và cả sự chắt lọc kinh nghiệm qua mỗi lần chế tác.

Những nét đẹp đặc trưng đậm đà bản sắc truyền thống Việt Nam thông qua từng sản phẩm

Những nét đẹp đặc trưng đậm đà bản sắc truyền thống Việt Nam thông qua từng sản phẩm

Qua hàng trăm năm hình thành và phát triển, làng gốm sứ Bát Tràng đã có những bước phát triển mạnh mẽ về sản phẩm và quy mô từ những hợp tác xã, hộ kinh doanh nhỏ lẻ phát triển lên thành các hộ kinh doanh, công ty gốm sứ nổi tiếng. Bên cạnh những mẫu mã truyền thống, những mẫu mã gốm với phong cách hiện đại cũng được đưa vào sản xuất.

Làng gốm Bát Tràng ngày nay đã đổi thay so với xưa kia. Nhiều công nghệ hiện đại được đưa vào sản xuất, những mặt hàng gốm đã được tô điểm bởi máy móc. Tuy vậy, nơi đây vẫn lưu giữ lại những giá trị văn hóa lâu đời, những con đường, ngôi nhà của một làng gốm cổ hơn 500 năm tuổi.

Song song với việc phát triển các sản phẩm đại trà, nhiều nghệ nhân, thợ giỏi tại Bát Tràng cũng đã phục chế những tác phẩm gốm sứ cổ được sử dụng trong thời kỳ phong kiến như gốm sứ đời Lý, đời Trần, đời Mạc, đồng thời khôi phục và chế tác thành công nhiều công thức men đặc sắc.

Cho đến nay, Bát Tràng đã có hơn 200 doanh nghiệp và hơn 1.000 hộ sản xuất, kinh doanh nhiều mặt hàng phong phú cả về chủng loại và kiểu dáng. Thu nhập bình quân đầu người đạt hơn 60 triệu đồng/người/năm. Xã có 140 nghệ nhân và nhiều thợ giỏi. Sản phẩm gốm sứ Bát Tràng được nhiều quốc gia quan tâm, ưa chuộng và có mặt ở các thị trường lớn trên thế giới như: Pháp, Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga, Italia…

Một nghệ nhân đang say sưa làm gốm

Một nghệ nhân đang say sưa làm gốm

Bất chấp sự thay đổi nhanh chóng của thủ đô, làng gốm sứ Bát Tràng vẫn giữ trong mình nét hoài cổ vốn có, với những bức tường điểm chấm rêu xanh, mang sắc màu vàng đã nhuốm màu thời gian. Trong những năm gần đây, làng nghề gốm sứ Bát Tràng trở thành địa điểm du lịch “nức tiếng” thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước ghé thăm. Có lẽ, du khách gần xa ấn tượng và tìm đến nơi đây bởi chính vẻ đẹp hoài cổ độc đáo đó của ngôi làng này.

Theo chị K chia sẻ: “Mỗi khi có thời gian tôi và bạn bè thường xuyên ghé qua làng gốm Bát Tràng, điều khiến tôi đặc biệt yêu thích ở đây là sự nhẹ nhàng, hoài cổ. Trong đó, trải nghiệm làm gốm là trải nghiệm thú vị, với giá thành chỉ vài chục nghìn đồng tôi có thể mang về được tác phẩm đẹp đẽ cho riêng mình, thông qua trải nghiệm làm gốm bản thân tôi cũng giảm được sự căng thẳng, mệt mỏi sau tuần dài làm việc mệt mỏi”.

Khách du lịch không chỉ đem lại lợi nhuận kinh tế cho làng nghề mà đem một làm văn hóa mới cho làng nghề. Nhiều khách hàng không chỉ xem, hay mua sản phẩm mà họ đặt các đơn hàng sản phẩm mang mẫu mã, kỹ thuật theo yêu cầu. Từ đó những người nghệ nhân lại có thêm một dòng sản phẩm mới từ chính yêu cầu của khách.

Đó cũng chính là lý do vì sao mà gốm sứ Bát Tràng tuy đi qua bao nhiêu thăng trầm vẫn luôn là sự lựa chọn hàng đầu của người Việt và du khách quốc tế để làm quà cho người thân, bạn bè.

Bao năm qua làng vẫn giữ nguyên nét đẹp đặc trưng đậm đà bản sắc truyền thống Việt Nam thông qua từng sản phẩm.

Bao năm qua làng vẫn giữ nguyên nét đẹp đặc trưng đậm đà bản sắc truyền thống Việt Nam thông qua từng sản phẩm.

Nắm bắt được tiềm năng và thế mạnh của làng nghề Bát Tràng, nhiều năm gần đây, Thành phố Hà Nội cũng đã có nhiều chương trình phát triển du lịch làng nghề Bát Tràng, gắn phát triển du lịch với phát triển kinh tế, tạo công ăn việc làm cho người dân.

Năm 2022, nghề gốm làng Bát Tràng là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Điều này góp phần thúc đẩy hoạt động du lịch Thành phố Hà Nội. Đồng thời, đây cũng là nguồn cổ vũ, động viên Đảng bộ, chính quyền, nhân dân xã Bát Tràng nói riêng và Thành phố Hà Nội nói chung quyết tâm hoàn thành tốt nhiệm vụ bảo tồn di sản văn hoá gắn với phát triển du lịch.

Không ồn ào, vội vã làng gốm Bát Tràng mang phong thái nhẹ nhàng, cổ kính, đây đích thực là địa điểm để “dừng chân” khi cảm thấy chán với nhịp sống nhanh của thủ đô.

Làng gốm sứ Bát Tràng là nơi chứa đựng lịch sử, một nền văn hoá lâu đời, giá trị tinh thần của các thế hệ cha ông ta. Trải qua hàng trăm năm, các thế hệ con cháu các gia đình trong làng gốm Bát Tràng vẫn luôn trân trọng, lưu giữ, tiếp nối và phát triển cái “nghề” làm gốm, góp phần giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc. Đồng thời, thông qua những tác phẩm gốm cũng có thể truyền bá văn hoá đến du khách trong và ngoài nước.

Nguồn: Tạp chí Thương hiệu & Công luận

15:20:03 19-10-2023

Mặc dù đã trải qua hơn 500 năm với bao thăng trầm theo thời gia, nhưng làng nghề Bát Tràng vẫn tồn tại và phát triển cho đến tận ngày nay. Những năm gần đây, Bát Tràng không chỉ là một làng nghề truyền thống, mà còn là điểm đến của nhiều du khách trong […]

Đối tác của chúng tôi