Cả thế giới đang chờ đợi vaccine ngừa COVID-19 để giải quyết khủng hoảng kinh tế và bất ổn xã hội. Tuy nhiên loại vaccine này đang tiềm ẩn “tác dụng phụ” gây ra bất bình đẳng, khoảng cách giàu nghèo, từ đó các ẩn họa tiếp theo chực chờ bục phát.
Mặc dù chưa có một loại vaccine nào chính thức thương mại hóa nhưng đã có 80% khối lượng đã được các nước giàu ở Bắc Mỹ và châu Âu đặt mua. Thậm chí dự án vaccin COVAX do Liên Hợp Quốc hậu thuẫn cũng đặt mua 2%.
Như vậy, hàng trăm quốc gia đang phát triển – nơi sinh sống phần lớn của dân số toàn cầu phải cạnh tranh giành giật 18% thị phần vaccine còn lại. Viễn cảnh đen tối hiện ra nếu như vaccine là phương tiện kiếm lợi của các chính phủ, các công ty nắm giữ bí quyết công nghệ.
Thực trạng này nếu có xảy ra cũng không có gì lạ lùng, bởi hàng trăm năm qua, không chỉ vaccine mà có vô vàn sản phẩm chiến lược được phát triển từ thành tựu khoa học công nghệ đóng vai trò thay đổi cục diện toàn cầu.
Sự kiện nhà khoa học vĩ đại Alber Einstein trốn chạy khỏi Đức quốc xã sang Mỹ giúp Tổng thống Eisenhower thực hiện dự án Mahattan chế tạo thành công bom nguyên tử là bước ngoặt của nước Mỹ và toàn thế giới.
Điều gì xảy ra nếu như Hitler sở hữu siêu vũ khí bom nguyên tử? Và liệu rằng, Mỹ có thể xác lập vị trí thống trị thế giới từ sau Thế chiến thứ hai? Cuộc chiến này có kết thúc sau năm 1945 nếu như người Mỹ không có vũ khí hạt nhân để răn đe trục phát xít?
Cũng sau cuộc chiến tranh thế giới này, giá trị Mỹ xác lập trên phạm vi toàn cầu, các cuộc khai thác tài nguyên thiên nhiên, con người được thực hiện, kết quả một số ít quốc gia giàu lên trong khi phần còn lại kiệt quệ.
Kể cả các cuộc cách mạng công nghiệp trong lịch sử cũng mang bản chất tương tự. Về lý thuyết, đó là tiến bộ chung của loài người, nhưng chỉ có một số ít quốc gia như Mỹ, khu vực Tây Âu và Nhật Bản nắm được “chìa khóa”.
Vì sao không phải công ty nào khác mà lại là BiONTech và Pfizer, hai công ty dẫn đầu thế giới về sản xuất vaccine ngừa COVID-19 hiện nay đến từ Đức và Mỹ? Hoàn toàn dựa vào khả năng sáng tạo, khám phá từ những nền khoa học, công nghệ hàng đầu.
Trong lý thuyết sản xuất kinh doanh, để chiến thắng đối thủ phải bán hàng với giá rẻ nhất, làm sao để có giá rẻ? Nhờ vào năng suất lao động để tạo ra nhiều sản phẩm hơn trong một đơn vị thời gian nhất định.
Làm sao để tạo ra nhiều sản phẩm hơn đối thủ? Con đường duy nhất là dựa vào các đột phá công nghệ, kỹ thuật sản xuất từ các phát minh. Sự giàu có thịnh vượng của thế giới tư bản đều tuân theo nguyên tắc này.
Sản xuất vaccine COVID-19 cũng dựa vào nguyên lý trên, và đó lại là một biểu hiện của uy phong khoa học công nghệ. Khi khoa học kỹ thuật trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp thì chính nó là nguyên nhân sâu xa (tất yếu) tạo ra bất bình đẳng, chênh lệch trình độ phát triển.
Điều gì xảy ra nếu như các nước giàu kiểm soát được dịch bệnh trong khi phần còn lại chưa có vaccine tiêm chủng cho toàn dân. Khi đó các nước nghèo tiếp tục bị tàn phá bởi đại dịch, kết cục cuối cùng là phụ thuộc, nợ nần. Nỗ lực độc lập, tự chủ tại nhiều quốc gia bị vô hiệu hóa.
Với các nước phát triển, họ sẽ tận dụng loại dược phẩm này để mặc cả “quyền đầu tư”, khai thác tài nguyên thiên nhiên ở các nước nghèo. Điều đã từng xảy ra rất phổ biến trong thế kỷ 20 dưới thuật ngữ “chuyển giao công nghệ”.
Đã có gần 4 cuộc cách mạng công nghệ trong lịch sử nhân loại, nhưng cuối cùng bí quyết làm giàu vẫn nằm trong tay các nước phát triển. Điều này một lần nữa cho thấy “tác dụng phụ” của vaccine COVID-19 rất lớn.
Trong bối cảnh thế giới phân cực trầm trọng như hiện nay, vaccine có thể trở thành “mồi nhử” lôi kéo đồng minh, gây ảnh hưởng cục bộ ở những vùng có lợi ích kinh tế lớn như Trung Đông, Thái Bình Dương.
Theo enternews
Vaccine COVID-19 có thể giải quyết khủng hoảng kinh tế, nhưng “tác dụng phụ” của nó không hề ít. Cả thế giới đang chờ đợi vaccine ngừa COVID-19 để giải quyết khủng hoảng kinh tế và bất ổn xã hội. Tuy nhiên loại vaccine này đang tiềm ẩn “tác dụng phụ” gây ra bất bình đẳng, khoảng […]