Sự kiện - chuyên đề:

Ý tưởng phục dựng Nghi môn tại di tích Phật Chỉ Mẫu Sơn

VHDN: Mẫu Sơn là vùng núi cao chạy theo hướng Đông-Tây, nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Lạng Sơn, cách thành phố Lạng Sơn 30 km về phía Đông, giáp với biên giới Việt-Trung. Đây là vùng núi cao, gồm một quần thể 80 ngọn núi lớn nhỏ với đỉnh cao nhất là Phia Po (1.541 m, còn gọi là đỉnh Công hay Công Sơn), đỉnh Pia mê cao 1520 m. Diện tích khu Mẫu Sơn khoảng 550 km².

Tại khu vực Mẫu Sơn, có Trang Mẫu Sơn, ở đây còn dấu tích ngôi chùa Phật Chỉ linh thiêng. Phật Chỉ (Đồng bào ở địa phương gọi là Phẹt Chỉ) là tên gọi Ngôi chùa cổ, tương truyền đã có mấy nghìn năm, do Pháp sư Diệu Tín chủ trì – người là thiền sư, nay chỉ còn lại nền đá tảng. Tuy vậy, nền đá tảng vẫn linh thiêng và linh nghiệm, đồng bào quanh vùng mỗi khi có việc trọng đại vẫn tới đây thắp hương kêu cầu…

Đỉnh núi có chùa Phật Chỉ cách trung tâm Mẫu Sơn chừng 2 km đường chim bay. Một phía triền núi nơi đây không có cây lớn, chỉ có cỏ, tương truyền, xưa kia các Ngài đi chinh chiến bảo vệ đất nước về, thả ngựa ăn cỏ ở đây. Nay vẫn nhiều cỏ, các đàn trâu của đồng bào thường chăn thả trên triền núi mênh mông ấy. Cách nay ít lâu, trên nền đá xưa, lãnh đạo tỉnh Lạng Sơn đặt một lư hương lớn và dựng hai cột đá hai bên lư hương, bốn mặt của hai cột đá khắc câu đối và lời niệm chân ngôn của Phật nhằm ghi lại dấu tích ngôi chùa xưa, cũng là ghi nhớ công trạng của đấng Quân vương từng về đây tế lễ mỗi khi đánh thắng giặc phương Bắc. Nhân dân Đại Việt cũng lấy đây làm cứ địa để đánh giặc xâm lược, giữ nước.

Để từng bước khôi phục ngôi chùa linh thiêng Phật chỉ, chúng tôi nghĩ tới việc phục dựng Nghi Môn (cổng Tam quan) để người dân mỗi khi hành hương về Mẫu Sơn Trang sớm biết rằng qua Nghi Môn, leo tiếp lên đỉnh núi sẽ gặp ngôi chùa cổ linh thiêng, gặp các ngài cổ Phật từng che chở, nuôi dưỡng tinh thần từ bi, yêu thương đích thực, đùm bọc lẫn nhau của dân tộc Việt từ ngàn xưa mà sau này Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nhắc nhở thực hiện…

Trong tâm trí tôi, Nghi Môn hiện ra với những phần chính yếu sau:

– Không Môn, nhìn vào Không Môn (phía trên, bên trái hình mẫu in kèm) sẽ khởi Niềm Tin (chữ Tín).

– Vô Tướng Môn, nhìn vào Vô Tướng Môn (phía trên, bên phải) sẽ khởi ý Giải thoát (chữ Giải).

– Vô Tác Môn, nhìn vào Vô Tác Môn (không gian giữa cửa) sẽ khởi ý hành động (chữ Hành).

Nghi Môn còn là Cổng định ranh giới. Bước vào qua Nghi Môn là bước vào không gian linh thiêng, mở ra trong tâm trí người hành hương cảnh trí của Cõi Cực lạc. Trong không gian mênh mông của đỉnh núi Phật Chỉ, người người tới đây sẽ cảm nhận sự khoáng đạt, tự do, giải thoát, thay cũ, đổi mới, hòa hợp giữa các đạo Mẫu, đạo Tiên, đạo Lão ! Tiêu Dao… như được hiện diện giữa Niết Bàn. Cũng do vậy, người người tới đây sẽ khởi Tâm, phát Phúc, phát Quý, vun trồng Cây Đức, cùng nhau xóa đói giảm nghèo, xây dựng đời sống khá giả “hơn mười” ngày xưa, cùng nhau xây Đời Tự do, Dân chủ, Bình đẳng như Lãnh tụ Hồ Chí Minh từng tin tưởng.

“Phật Chỉ Mẫu Sơn, Lạng Sơn, Việt Nam, An lạc thịnh vượng; Hòa bình tiếp dẫn thế giới đồng hành Phật đạo; Nam mô Bổn sư Thích ca mâu ni Phật; Nam mô Thường tinh tiến Bồ tát; Nam mô Hương Vân Cái Bồ tát; Nam mô Hùng quốc tổ Việt Nam Bồ tát; Nam mô Hộ pháp Tài thường ủng hộ; Nam mô chư Thiên Thánh chúng thường gia hộ”.

Hồng Cơ cẩn cáo

Mẫu Sơn-Phật Chỉ còn là một yếu huyệt trên vòng cung biên giới phía Bắc.

Trên vòng cung này, dân tộc Việt đã từng cho bọn xâm lược nếm các đòn đau. Trận đường số 4 Thu Đông năm 1950 là một ví dụ.

Ta khôi phục chùa Phật Chỉ-Mẫu Sơn cho xứng tầm vị trí yếu huyệt của vòng cung Đông Bắc, sẽ giúp Lạng Sơn nói riêng, đất nước nói chung vững bước phát triển.

Thu Minh

10:03:28 09-11-2017

VHDN: Mẫu Sơn là vùng núi cao chạy theo hướng Đông-Tây, nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Lạng Sơn, cách thành phố Lạng Sơn 30 km về phía Đông, giáp với biên giới Việt-Trung. Đây là vùng núi cao, gồm một quần thể 80 ngọn núi lớn nhỏ với đỉnh cao nhất là Phia Po (1.541 m, còn […]

Đối tác của chúng tôi