Sự kiện - chuyên đề:

“Đề án 818” mở rộng nhiệm vụ: Từ dân số – kế hoạch hóa gia đình sang nâng cao sức khỏe toàn dân trong tình hình mới

VHDN: Nhằm huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực xã hội góp phần giảm gánh nặng ngân sách Nhà nước, tăng tính bền vững của công tác dân số và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới, Tổng cục dân số KHHGĐ phối hợp cùng Chi cục dân số các cấp triển khai quyết định 818/QĐ-BYT ban hành ngày 12/3/2015 (gọi tắt là Đề án 818).

Đề án 818 hướng tới mục tiêu đáp ứng tốt nhu cầu ngày càng cao và đa dạng về phương tiện tránh thai, dịch vụ kế hoạch hóa gia đình/sức khỏe sinh sản cho người dân. Thông qua Đề án người dân dần thay đổi nhận thức từ “bao cấp, miễn phí” phương tiện tránh thai sang chủ động và có trách nhiệm trong việc tham gia các dịch vụ của nhà nước để bảo vệ và nâng cao sức khỏe sinh sản cho bản thân, gia đình; góp phần ổn định dân số và cải thiện chất lượng cuộc sống.

Đề án 818 mở rộng nhiệm vụ, đẩy mạnh nâng cao sức khỏe toàn dân trong tình hình mới

Dựa trên thực tế là tỷ lệ mắc ung thư và tử vong do ung thư ở Việt Nam đang gia tăng trong những năm gần đây, đặc biệt ung thư vú và ung thư cổ tử cung là hai bệnh lý hàng đầu trong các bệnh ung bướu ở nữ giới, Bộ y tế đã ban hành:

Quyết định số 718/QĐ-BYT về “Đề án tiếp tục đẩy mạnh, mở rộng xã hội hóa cung cấp phương tiện tránh thai, hàng hoá và dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, sức khỏe sinh sản đến năm 2030” (Đề án 818 mở rộng).

Quyết định số 3619/QĐ-BYT phê duyệt “Dự án thử nghiệm mô hình xã hội hóa cung cấp sản phẩm, dịch vụ dự phòng và sàng lọc ung thư vú và ung thư cổ tử cung tại cộng đồng đến năm 2030”.

Đề án 818 mở rộng nhiệm vụ nhằm nâng cao sức khỏe cộng đồng toàn diện

Từ đây, hoạt động của Đề án 818 không đơn thuần là cung cấp các phương tiện tránh thai, hàng hóa và dịch vụ kế hoạch hóa gia đình/sức khỏe sinh sản mà còn chú trọng đến dự phòng và sàng lọc ung thư vú, ung thư cổ tử cung tại cộng đồng theo phương thức xã hội hóa.

Để thực hiện tốt nhiệm vụ mới là nâng cao sức khỏe toàn dân, Bộ y tế huy động sự tham gia các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân cung cấp các sản phẩm, dịch vụ có tác dụng phòng chống ung thư, các giải pháp công nghệ có tính cộng đồng cao về sàng lọc, chẩn đoán ung thư vú, ung thư cổ tử cung cho người trong độ tuổi sinh sản theo nhu cầu.

Trách nghiệm của doanh nghiệp với cộng đồng thông qua Đề án 818

Cùng hướng tới mục tiêu chung vì sức khỏe cộng đồng, Công ty Cổ phần Công nghệ Hóa sinh Việt Nam (BCC) phối hợp chặt chẽ cùng Tổng cục dân số KHHGĐ thông qua Đề án 818 trong việc đẩy mạnh công tác truyền thông giáo dục sức khỏe tới người dân kết hợp với cung cấp sản phẩm bổ trợ sức khỏe, giúp phòng ngừa các bệnh mạn tính không lây, trong đó có ung thư.

Tiến sĩ Nguyễn Văn Năm (Tổng Giám đốc BCC) trong công tác truyền thông giáo dục sức khỏe qua Đề án 818

Trong khuôn khổ của Đề án 818, BCC mang đến các sản phẩm giúp nâng cao sức khỏe cộng đồng bao gồm: sản phẩm giúp phòng và hỗ trợ điều trị ung thư IMUGLUCAN, siro tăng đề kháng GLUCANKID, men vi sinh hỗ trợ tiêu hóa BACIPLUS và canxi hữu cơ CANXI DAILY.

Thông qua Đề án 818, các sản phẩm của BCC mang giá trị khoa học kỹ thuật cao được lan tỏa rộng rãi, hỗ trợ hàng ngàn người dân trên toàn quốc cải thiện chất lượng sức khỏe, phòng và đẩy lùi được nhiều bệnh mạn tính nguy hiểm như tiểu đường, mỡ máu, xương khớp và ung thư. Từ đây, BCC cũng khẳng định rõ hơn vị thế và vai trò của doanh nghiệp trong việc chăm sóc sức khỏe cộng đồng.

PV

17:36:11 09-01-2023

VHDN: Nhằm huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực xã hội góp phần giảm gánh nặng ngân sách Nhà nước, tăng tính bền vững của công tác dân số và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới, Tổng cục dân số KHHGĐ phối hợp cùng Chi cục dân […]

Đối tác của chúng tôi